Các hình thức kỷ luật Đảng viên đang áp dụng
Các hình thức kỷ luật Đảng viên mới nhất đang áp dụng
Công dân khi vi phạm kỷ luật sẽ bị xử phạt tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Riêng Đảng viên, ngoài xử phạt hành chính, xử lý hình sự thì còn có thể bị kỷ luật Đảng với các hình thức dưới đây:
Chi tiết các hình thức kỷ luật Đảng viên mới nhất
Bên cạnh việc khen thưởng Đảng viên có thành tích, Điều lệ Đảng cũng quy định rõ nếu Đảng viên vi phạm kỷ luật thì sẽ bị xử lý công minh, chính xác, kịp thời.
Theo đó, khoản 2 Điều 35 Điều lệ Đảng quy định các hình thức kỷ luật gồm:
– Với tổ chức Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;
– Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
– Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Đặc biệt, Đảng viên sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm thì vẫn bị xem xét, kết luận. Nếu vi phạm ở mức phải thi hành kỷ luật thì phải kỷ luật.
Đồng thời, Quy định 102 năm 2017 khẳng định:
– Đảng viên vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không xử lý nội bộ;
– Đảng viên bị Tòa án tuyên phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị phạt bằng hình thức thấp hơn như phạt cải tạo không giam giữ hoặc được miễn trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, tính chất, tác hại… mà xem xét, thi hành kỷ luật Đảng thích hợp;
– Kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, đoàn thể hoặc các hình thức xử lý khác của pháp luật…
Như vậy, tùy vào từng đối tượng, mức độ, hành vi, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng… Đảng viên sẽ bị kỷ luật theo từng hình thức khác nhau.
Các hình thức kỷ luật Đảng viên mới nhất (Ảnh minh họa)
Quyết định kỷ luật Đảng có hiệu lực ngay sau khi công bố
Đây là nội dung được nêu tại khoản 6 Điều 39 Điều lệ Đảng. Cụ thể:
Kỷ luật Đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định
Mặc dù vậy, nếu Đảng viên không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong vòng 01 tháng, kể từ ngày nhận được kết luận có quyền khiếu nại với cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên.
Khi nhận được khiếu nại, cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra phải xem xét, giải quyết, trả lời cho Đảng viên biết.
Đáng lưu ý: Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, Đảng viên bị kỷ luật vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật.
Sau một năm kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ hình thức khai trừ), nếu Đảng viên không khiếu nại, tái phạm hoặc vi phạm mới đến mức phải kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên hết hiệu lực (theo khoản 10 Điều 2 Quy định 102).
Như vậy, có thể thấy, quyết định kỷ luật Đảng viên có hiệu lực ngay sau khi được công bố. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại thì Đảng viên vẫn phải chấp hành đúng quyết định kỷ luật đã được nhận.
Mặc dù Đảng viên vi phạm sẽ bị kỷ luật tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ nêu tại bài viết dưới đây:
Trên đây là tổng hợp Các hình thức kỷ luật Đảng viên đang áp dụng. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Hotline : 19004686 để được hỗ trợ.