Những khoản phụ cấp của công chức tính theo lương cơ sở
Những khoản phụ cấp của công chức được tính theo lương cơ sở
Ngoài lương thì phụ cấp là một trong những vấn đề được cán bộ, công chức, viên chức quan tâm nhất. Dưới đây, LuatVietnam tổng hợp những khoản phụ cấp đáng chú ý của công chức được tính theo lương cơ sở.
Công chức được tính phụ cấp theo nhiều cách?
Theo quy định tại Thông tư 79/2019/TT-BQP, mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng. Đồng thời, Điều 3 Thông tư này nêu rõ, các loại phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:
– Mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu:
Mức phụ cấp quân hàm = Lương cơ sở x hệ số phụ cấp quân hàm hiện hưởng
– Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu:
Mức tiền = Lương cơ sở x hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng
– Mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:
Phụ cấp = Lương cơ sở x Hệ số phụ cấp được hưởng
– Mức phụ cấp tính theo tỷ lệ %:
Mức phụ cấp = (Mức lương + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung) x tỷ lệ % phụ cấp được hưởng
– Mức trợ cấp tính theo mức lương cơ sở:
Mức trợ cấp = Lương cơ sở x số tháng được hưởng trợ cấp
Như vậy, theo Thông tư này, phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức được tính theo 02 cách: Theo mức lương cơ sở; theo tỷ lệ %.
Những khoản phụ cấp tính theo lương cơ sở của công chức (Ảnh minh họa)
Những phụ cấp nào của công chức tính theo lương cơ sở?
Như phân tích ở trên, các loại phụ cấp tính theo lương cơ sở thực hiện theo công thức:
Phụ cấp = Lương cơ sở x hệ số phụ cấp được hưởng
Theo đó, căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hiện nay, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng các loại phụ cấp theo lương cơ sở sau đây:
1/ Phụ cấp độc hại
Theo khoản 7 Điều 6 Nghị định 204/2004, phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.
Đồng thời, theo khoản 1 mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV, phụ cấp độc hại gồm 04 mức là 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương cơ sở. Bởi vậy, hiện nay, mức lương cơ sở 2021 đang là 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP) nên mức phụ cấp độc hại cụ thể như sau:
STT |
Đối tượng hưởng |
Hệ số |
Mức lương (đồng/tháng) |
1 |
– Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm
– Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh – Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép – Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép |
0,1 |
149.000 |
2 |
Làm việc ở nơi có 02 trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm ở trên |
0,2 |
298.000 |
3 |
Làm việc ở nơi có 03 trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm ở trên |
0,3 |
447.000 |
4 |
Làm việc ở nơi có tất cả các yếu tố độc hại, nguy hiểm ở trên |
0,4 |
596.000 |
Xem thêm…
2/ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Căn cứ bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong cơ quan Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước… ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP, một số loại phụ cấp chức vụ lãnh đạo gồm:
– Phụ cấp của chức danh lãnh đạo UBND cấp tỉnh:
Với đô thị loại đặc biệt, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
STT |
Chức danh |
Hệ số |
Mức phụ cấp (đồng/tháng) |
1 |
Phó Chủ tịch UBND |
1,2 |
1.788.000 |
2 |
Chánh văn phòng UBND, Giám đốc Sở và tương đương |
1,0 |
1.490.000 |
3 |
Phó chánh văn phòng UBND, Phó Giám đốc Sở và tương đương |
0,8 |
1.192.000 |
4 |
Trưởng phòng Sở và tương đương |
0,6 |
894.000 |
5 |
Phó trưởng phòng Sở và tương đương |
0,4 |
596.000 |
Với đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại
STT |
Chức danh |
Hệ số |
Mức phụ cấp (đồng/tháng) |
1 |
Chủ tịch UBND |
1,25 |
1.862.500 |
2 |
Phó Chủ tịch UBND |
1,05 |
1.564.500 |
3 |
Chánh văn phòng UBND, Giám đốc Sở và tương đương |
0,9 |
1.341.000 |
4 |
Phó chánh văn phòng UBND, Phó Giám đốc Sở và tương đương |
0,7 |
1.043.000 |
5 |
Trưởng phòng Sở và tương đương |
0,5 |
745.000 |
6 |
Phó trưởng phòng Sở và tương đương |
0,3 |
447.000 |
Xem thêm…
3/ Phụ cấp khu vực
Theo Thông tư liên tịch 11 năm 2005, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp khu vực với 07 loại hệ số là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0. Do đó, mức phụ cấp khu vực hiện nay là:
STT |
Hệ số |
Mức phụ cấp (đồng/tháng) |
1 |
0,1 |
149.000 |
2 |
0,2 |
298.000 |
3 |
0,3 |
447.000 |
4 |
0,4 |
596.000 |
5 |
0,5 |
745.000 |
6 |
0,7 |
1.043.000 |
7 |
1,0 |
1.490.000 |
Xem thêm…
4/ Phụ cấp trách nhiệm công việc
Theo khoản 1 mục II Thông tư 05/2005 của Bộ Nội vụ, phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 04 mức: 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1. Theo đó, mức phụ cấp này cụ thể gồm:
STT |
Hệ số |
Mức phụ cấp (đồng/tháng) |
1 |
0,1 |
149.000 |
2 |
0,2 |
298.000 |
3 |
0,3 |
447.000 |
4 |
0,5 |
745.000 |
Xem thêm…
5/ Phụ cấp lưu động
Căn cứ quy định tại Nghị định 204 và Thông tư 06/2005/TT-BNV, phụ cấp lưu động gồm 03 hệ số 0,2; 0,4; 0,6 áp dụng cho công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.
Cụ thể, mức phụ cấp đó hiện nay gồm:
STT |
Hệ số |
Mức phụ cấp (đồng/tháng) |
1 |
0,2 |
298.000 |
2 |
0,4 |
596.000 |
3 |
0,6 |
894.000 |
Trên đây là tổng hợp Những khoản phụ cấp của công chức tính theo lương cơ sở. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Hotline : 19004686 để được hỗ trợ.