Thủ tục đăng ký kết hôn qua mạng tiến hành thế nào?
Thủ tục đăng ký kết hôn qua mạng tiến hành thế nào?
Các tỉnh, thành đã tích hợp thủ tục đăng ký kết hôn qua mạng
Các tỉnh này gồm: Bắc Ninh, An Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Kon Tum, Điện Biên, Thành phố Hà Nội, Thanh Hoá, Đồng Nai, Thái Nguyên, Quảng Trị, Bình Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Gia Lai, Long An, Đắk Nông, Tây Ninh, Đồng Tháp, Thành phố Cần Thơ, Lào Cai, Hòa Bình, Nam Định
Xem thêm: Phân biệt 4 loại dịch vụ công trực tuyến
Thủ tục đăng ký kết hôn qua mạng tiến hành thế nào?
Bước 1: Truy cập trang đăng ký kết hôn trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, chọn tỉnh thành/quận, huyện/phường, xã nơi đăng ký kết hôn.
Thủ tục đăng ký kết hôn qua mạng thực hiện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
Sau khi chọn xong nhấn Đồng ý, hệ thống sẽ trả về trang Nộp trực tuyến. Sau khi chọn Nộp trực tuyến, hệ thống sẽ yêu cầu người dùng đăng nhập Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Nếu chưa có tài khoản, có thể ấn Đăng ký phía dưới và làm theo hướng dẫn.
Bước 2: Khai thông tin đăng ký kết hôn
Sau khi đăng nhập Cổng Dịch vụ công Quốc gia, hệ thống sẽ đưa người dùng về trang kê khai của từng tỉnh, thành phố để kê khai.
Người dân làm theo hướng dẫn, điền chính xác thông tin người nữ, thông tin người nam, các thông tin liên quan…Tại mục Hồ sơ đính kèm, nhấn chọn vào biểu tượng tại cột Đính kèm để tải các tập tin hình ảnh về các loại giấy tờ sau để cơ quan chức năng xác minh và giải quyết nhanh hồ sơ:
1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã có thẩm quyền cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp. (chụp từ bản chính)
2. Giấy tờ chứng minh về nhân thân của cả hai bên nam nữ: Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (chụp từ bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính. Đối với Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân: chụp 02 mặt)
3. Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của cả hai bên nam nữ: Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú của cả hai bên nam nữ (chụp từ bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính)
4. Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp công dân Việt Nam đăng ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, đã được giải quyết việc ly hôn trước đó tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài (chụp từ bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ Sổ gốc).
Bước 3: Kiểm tra lại toàn bộ những thông tin đã kê khai, tích chọn “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên”Chọn Tiếp tục, nhập mã chính xác rồi nhấn Gửi thông tin để hoàn tất. Cuối cùng, chờ kết quả xác nhận hồ sơ được gửi về địa chỉ email.
Khi đến nhận kết quả theo thời gian hẹn, người dân cần mang theo các giấy tờ bản gốc hoặc bản chứng thực để đối chiếu.
Trên đây là tổng hợp Thủ tục đăng ký kết hôn qua mạng tiến hành thế nào?. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Hotline : 19004686 để được hỗ trợ.