Mức phạt với hành vi bạo lực kinh tế
Vợ “lột sạch” lương của chồng, bị phạt 500.000 đồng
Theo quy định của pháp luật thì hành vi vợ tịch thu hết tiền lương chồng có thể được coi như một hành vi bạo lực về kinh tế và chịu mức phạt nhất định.
Thu hết lương của chồng bị phạt 500.000 đồng
Hiện nay, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình được áp dụng theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Hành vi bạo lực về kinh tế được nêu tại Điều 56 của Nghị định này. Trong đó khoản 1 nêu rõ: “Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng”.
Trong khi đó, Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 giải thích về tài sản chung của vợ chồng như sau: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân…”.
Như vậy, có thể hiểu, nếu không có thỏa thuận khác thì tiền lương của mỗi bên sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ, chồng. Trường hợp vợ tịch thu hết tiền lương của chồng, không cho chồng sử dụng tiền lương vào những mục đích chính đáng thì có thể sẽ phải chịu mức phạt từ 300.000 đồng – 500.000 đồng nêu trên.
Vợ “lột sạch” lương của chồng, bị phạt 500.000 đồng (Ảnh minh họa)
Luật đã rõ nhưng vẫn khó áp dụng
Thực tế, quy định nêu trên đã được có hiệu lực cách đây vài năm nhưng hiện nay, vẫn rất khó áp dụng, bởi thường chẳng mấy ai kiện vợ của mình để dẫn đến việc xử phạt. Nếu có xử phạt vợ, chẳng phải tiền nộp phạt cũng là tiền của chồng hay sao? Trong các gia đình hiện nay, người vợ thường được giao trọng trách là “tay hòm chìa khóa” nên hàng tháng, chồng đưa lương cho vợ và giữ lại một khoản để đáp ứng những nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho mình.
Trên đây là tổng hợp Mức phạt với hành vi bạo lực kinh tế. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Hotline : 19004686 để được hỗ trợ.