Xử phạt hành chính - Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam https://kienthucphapluat.com.vn/linh-vuc-khac/xu-phat-hanh-chinh kienthucluat.com.vn Fri, 03 Sep 2021 08:09:37 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 Hướng dẫn chia nợ ngân hàng khi ly hôn https://kienthucphapluat.com.vn/huong-dan-chia-no-ngan-hang-khi-ly-hon-2.html https://kienthucphapluat.com.vn/huong-dan-chia-no-ngan-hang-khi-ly-hon-2.html#respond Wed, 11 Aug 2021 09:23:03 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=1366 Chia nợ ngân hàng khi ly hôn có được không? Vay vốn mà muốn cho thuê, bán, tặng cho… tài sản bảo đảm thì phải có sự đồng ý của ngân hàng. Vậy khi ly hôn mà tài sản đang thế chấp thì chia thế nào? Ly hôn, nợ chung ai có trách nhiệm trả? …

The post Hướng dẫn chia nợ ngân hàng khi ly hôn appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Chia nợ ngân hàng khi ly hôn có được không?
Vay vốn mà muốn cho thuê, bán, tặng cho… tài sản bảo đảm thì phải có sự đồng ý của ngân hàng. Vậy khi ly hôn mà tài sản đang thế chấp thì chia thế nào?

Ly hôn, nợ chung ai có trách nhiệm trả?

Trong thời kỳ hôn nhân, căn cứ vào Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, vợ chồng phải cùng trả nợ trong các trường hợp:

– Các khoản nợ do cả hai người cùng xác lập;

– Do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

– Phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình…

Ngoài ra, vợ chồng vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới nếu các khoản nợ do một bên thực hiện nhưng:

– Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Do một bên ủy quyền cho bên kia và có sự đồng ý của cả hai vợ chồng;

– Do một bên đủ điều kiện giám hộ cho bên kia bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người còn lại bị hạn chế năng lực hành vi dân sự…

Như vậy, những khoản nợ phát sinh trong các trường hợp nêu trên là nợ chung của hai vợ chồng và cả hai người phải có trách nhiệm cùng nhau trả nợ dù đã ly hôn (Căn cứ Điều 60 Luật Hôn nhân và Gia đình).

Nói tóm lại, khi ly hôn, đối với khoản nợ chung, nếu không có thỏa thuận khác thì vợ chồng bắt buộc phải cùng nhau trả.

chia tai san dang the chap khi ly hon
Chia tài sản đang thế chấp khi ly hôn thế nào? (Ảnh minh họa)

Khi ly hôn, chia tài sản đang thế chấp ngân hàng thế nào?

Khi muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân, nếu không có thỏa thuận thì thông thường vợ chồng sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau:

– Về quan hệ giữa cha, mẹ và con: Cha, mẹ thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, người còn lại sẽ có trách nhiệm cấp dưỡng cho con khi con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng làm việc để tự nuôi bản thân;

– Về quan hệ hôn nhân: Quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật;

– Về chia tài sản sau khi ly hôn: Tòa án dựa vào công sức đóng góp, hoàn cảnh sống, lỗi của các bên… để phân chia tài sản chung của vợ chồng theo nguyên tắc chia đôi.

Tuy nhiên, nếu tài sản đang được thế chấp thì Tòa án sẽ lấy ý kiến của ngân hàng để xác định nghĩa vụ, phương thức và thời hạn trả nợ của hai vợ chồng, sau đó mới quyết định việc phân chia tài sản chung vợ chồng thế nào.

Lúc này, vợ, chồng không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp và chỉ được lấy lại tài sản khi chấm dứt nghĩa vụ trả nợ hoặc tài sản đã được xử lý … (Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015).

Đồng thời, bởi nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi hai người ly hôn nên khi muốn phân chia tài sản thế chấp tại ngân hàng thì có hai phương án:

– Hai vợ chồng thực hiện xong việc trả nợ cho ngân hàng và nhận lại tài sản của mình. Lúc này, Tòa án sẽ chia đôi giá trị tài sản căn cứ vào công sức đóng góp, hoàn cảnh sống, lỗi của các bên…

– Thỏa thuận và được sự đồng ý của ngân hàng về việc phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn.

Như vậy, khi ly hôn mà tài sản đang thế chấp thì hoặc phải trả hết nợ hoặc phải có sự đồng ý của ngân hàng về việc phân chia tài sản chung vợ chồng.

The post Hướng dẫn chia nợ ngân hàng khi ly hôn appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/huong-dan-chia-no-ngan-hang-khi-ly-hon-2.html/feed 0
Mức phạt với hành vi bạo lực kinh tế https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-hanh-vi-bao-luc-kinh-te.html https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-hanh-vi-bao-luc-kinh-te.html#respond Tue, 10 Aug 2021 09:09:45 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=420 Vợ “lột sạch” lương của chồng, bị phạt 500.000 đồng Theo quy định của pháp luật thì hành vi vợ tịch thu hết tiền lương chồng có thể được coi như một hành vi bạo lực về kinh tế và chịu mức phạt nhất định. Thu hết lương của chồng bị phạt 500.000 đồng Hiện …

The post Mức phạt với hành vi bạo lực kinh tế appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Vợ “lột sạch” lương của chồng, bị phạt 500.000 đồng

Theo quy định của pháp luật thì hành vi vợ tịch thu hết tiền lương chồng có thể được coi như một hành vi bạo lực về kinh tế và chịu mức phạt nhất định.

Thu hết lương của chồng bị phạt 500.000 đồng

Hiện nay, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình được áp dụng theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Hành vi bạo lực về kinh tế được nêu tại Điều 56 của Nghị định này. Trong đó khoản 1 nêu rõ: “Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng”.

Trong khi đó, Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 giải thích về tài sản chung của vợ chồng như sau: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân…”.

Như vậy, có thể hiểu, nếu không có thỏa thuận khác thì tiền lương của mỗi bên sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ, chồng. Trường hợp vợ tịch thu hết tiền lương của chồng, không cho chồng sử dụng tiền lương vào những mục đích chính đáng thì có thể sẽ phải chịu mức phạt từ 300.000 đồng – 500.000 đồng nêu trên.

Vợ “lột sạch” tiền của chồng, bị phạt 500.000 đồng

Vợ “lột sạch” lương của chồng, bị phạt 500.000 đồng (Ảnh minh họa)

Luật đã rõ nhưng vẫn khó áp dụng

Thực tế, quy định nêu trên đã được có hiệu lực cách đây vài năm nhưng hiện nay, vẫn rất khó áp dụng, bởi thường chẳng mấy ai kiện vợ của mình để dẫn đến việc xử phạt. Nếu có xử phạt vợ, chẳng phải tiền nộp phạt cũng là tiền của chồng hay sao? Trong các gia đình hiện nay, người vợ thường được giao trọng trách là “tay hòm chìa khóa” nên hàng tháng, chồng đưa lương cho vợ và giữ lại một khoản để đáp ứng những nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho mình.

The post Mức phạt với hành vi bạo lực kinh tế appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-hanh-vi-bao-luc-kinh-te.html/feed 0
Mức phạt với cán bộ, công chức ngoại tình https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-can-bo-cong-chuc-ngoai-tinh.html https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-can-bo-cong-chuc-ngoai-tinh.html#respond Tue, 10 Aug 2021 09:09:29 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=418 Mức phạt với cán bộ, công chức ngoại tình Ngoại tình – mối lo ngại hàng đầu đối với hạnh phúc của mỗi gia đình. Trong trường hợp người ngoại tình là cán bộ, công chức, viên chức thì phải chịu hình thức xử phạt thế nào? Cán bộ, công chức ngoại tình có bị …

The post Mức phạt với cán bộ, công chức ngoại tình appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Mức phạt với cán bộ, công chức ngoại tình
Ngoại tình – mối lo ngại hàng đầu đối với hạnh phúc của mỗi gia đình. Trong trường hợp người ngoại tình là cán bộ, công chức, viên chức thì phải chịu hình thức xử phạt thế nào?

Cán bộ, công chức ngoại tình có bị xử lý kỷ luật?

Hiện nay, Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn không quy định cụ thể về mức phạt đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi ngoại tình hoặc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.

Tuy nhiên, tùy theo nội quy, quy chế cụ thể của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định riêng. Vì vậy, việc công chức ngoại tình có bị xử lý kỷ luật hay không và mức kỷ luật như thế nào phụ thuộc vào quy chế nội bộ của từng cơ quan, đơn vị.

Công chức ngoại tình bị xử lý như thế nào?

Công chức ngoại tình bị xử lý như thế nào? (Ảnh minh họa)

 

Có thể bị xử phạt hành chính

Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP) quy định phạt từ 01 – 03 triệu đồng đối với người hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, cụ thể như sau:

– Đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn với người khác; chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

– Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

Theo đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức có hành vi ngoại tình thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì có thể bị xử phạt hành chính với mức từ 01 – 03 triệu đồng.

 

Bị xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng

Đáng chú ý, cán bộ, công chức, viên chức còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm chế độ một vợ một chồng theo Điều 182 của Bộ luật Hình sự.

Việc xử lý hình sự được áp dụng nếu cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm hoặc làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn. Mức phạt từ cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như: Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; Đã có quyết định của Tòa án buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng mà vẫn duy trì quan hệ thì mức phạt có thể lên đến 03 năm tù.

The post Mức phạt với cán bộ, công chức ngoại tình appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-can-bo-cong-chuc-ngoai-tinh.html/feed 0
Mức phạt với giáo viên ngoại tình https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-giao-vien-ngoai-tinh.html https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-giao-vien-ngoai-tinh.html#respond Tue, 10 Aug 2021 09:09:07 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=416 Mức phạt với giáo viên ngoại tình Ngoại tình là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm. Vậy nếu giáo viên ngoại tình thì như thế nào? Có bị đuổi việc không? Giáo viên ngoại tình có thể bị đuổi việc Ngoại tình là hành vi …

The post Mức phạt với giáo viên ngoại tình appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Mức phạt với giáo viên ngoại tình
Ngoại tình là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm. Vậy nếu giáo viên ngoại tình thì như thế nào? Có bị đuổi việc không?

Giáo viên ngoại tình có thể bị đuổi việc

Ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Trong đó, căn cứ theo Điều 16, 17, 18, 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, giáo viên vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình sẽ bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức (đối với giáo viên quản lý như: hiệu trường, hiệu phó…); Buộc thôi việc. Cụ thể:

– Theo Điều 16 Nghị định 112, giáo viên ngoại tình sẽ bị khiển trách khi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.

Vi phạm có hậu quả ít nghiêm trọng được giải thích là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác (điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định 112).

– Giáo viên có hành vi ngoại tình có thể bị cảnh cáo khi vi phạm lần đầu và gây hậu quả nghiêm trọng (theo Điều 17).

Vi phạm có hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác (điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 112)

– Giáo viên quản lý là hiệu trưởng, hiệu phó,… ngoại tình lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng sẽ bị cách chức.

Vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác (theo điểm c khoản 2 Điều 6).

– Nặng nhất, theo Điều 19 Nghị định 112, nếu ngoại tình gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, giáo viên có thể bị buộc thôi việc.

Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác (theo điểm d khoản 2 Điều 6).

Như vậy, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà hậu quả gây ra, việc giáo viên ngoại tình sẽ bị áp dụng các biện pháp kỷ luật phù hợp.

giao vien ngoai tinh co bi duoi viec khongGiáo viên ngoại tình có bị đuổi việc không (Ảnh minh họa)

 

Giáo viên ngoại tình bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Ngoài bị áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với viên chức, giáo viên ngoại tình có thể còn bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ…

Trong đó, theo khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.

Việc chung sống này được chứng minh bằng việc họ có đời sống sinh hoạt chung, có tài sản chung, có con chung với nhau và được mọi người xung quanh thừa nhận là vợ chồng.

Như vậy, nếu giáo viên thực hiện một trong các hành vi ngoại tình như trên thì có thể bị phạt tiền đến 05 triệu đồng.

 

Giáo viên ngoại tình có bị đi tù?

Hành vi chung sống như vợ chồng nên trên không chỉ bị phạt hành chính mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.

Điều 182 quy định về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Như vậy, nếu phạm tội này, giáo viên có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm, phạt tù để 03 năm.

Trên thực tế, việc xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này ít khi được áp dụng vì việc chung sống như vợ chồng phải có con chung, được mọi người xung quanh thừa nhận,… thì mới bị xử lý, trong khi các quan hệ này thường lén lút, không được công khai và khó phát hiện.

The post Mức phạt với giáo viên ngoại tình appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-giao-vien-ngoai-tinh.html/feed 0
Mức phạt với Đảng viên ngoại tình https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-dang-vien-ngoai-tinh.html https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-dang-vien-ngoai-tinh.html#respond Tue, 10 Aug 2021 09:08:44 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=414 Mức phạt với đảng viên ngoại tình Việc ngoại tình không chỉ vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội mà còn là hành vi trái pháp luật. Đối với Đảng viên ngoại tình, chế tài xử lý cũng hết sức nghiêm khắc. Kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng Điểm a khoản …

The post Mức phạt với Đảng viên ngoại tình appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Mức phạt với đảng viên ngoại tình

Việc ngoại tình không chỉ vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội mà còn là hành vi trái pháp luật. Đối với Đảng viên ngoại tình, chế tài xử lý cũng hết sức nghiêm khắc.

Kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng

Điểm a khoản 3 Điều 24 Quyết định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ, Đảng viên vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Xử phạt vi phạm hành chính

Bên cạnh bị xử lý về Đảng, Đảng viên ngoại tình còn có thể bị xử phạt hành chính. Theo Điểm a, b, c khoản 1 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ, phạt tiền từ 01 triệu  đồng đến 03 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

– Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

Từ 01/9/2020, khi Nghị định số 82/2020/NĐ-CP có hiệu lực, mức phạt tiền với hành vi ngoại tình tăng mạnh, phạt đến 03 – 05 triệu đồng.

Xem thêm…

Đảng viên ngoại tình bị xử lý thế nào?

Không chỉ bị khai trừ Đảng, Đảng viên ngoại tình còn có thể bị phạt hành chính (Ảnh minh họa)

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp đã bị xử phạt hành chính, Đảng viên tiếp tục tái phạm hoặc trường hợp Đảng viên ngoại tình làm cho một trong hai bên phải ly hôn thì có thể sẽ bị xử lý hình sự.

Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

The post Mức phạt với Đảng viên ngoại tình appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-dang-vien-ngoai-tinh.html/feed 0
Mức phạt với người ngoại tình https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-nguoi-ngoai-tinh.html https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-nguoi-ngoai-tinh.html#respond Tue, 10 Aug 2021 09:08:26 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=412 Mức phạt với người ngoại tình Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định 82/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Tăng mạnh mức phạt người ngoại tình …

The post Mức phạt với người ngoại tình appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Mức phạt với người ngoại tình

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định 82/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tăng mạnh mức phạt người ngoại tình từ 01/9/2020
Tăng mạnh mức phạt người ngoại tình từ 01/9/2020 (Ảnh minh họa)

Theo Nghị định này, vi phạm một trong các hành vi sau sẽ phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng:

– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

– Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng…

(Trong khi đó, tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP, các hành vi này chỉ bị phạt từ 01 – 03 triệu đồng).

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 01/9/2020 và thay thế Nghị định 110/2013/NĐ-CP.

The post Mức phạt với người ngoại tình appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-nguoi-ngoai-tinh.html/feed 0
Mức phạt cho người dạy dỗ trẻ em bằng roi vọt https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-cho-nguoi-day-do-tre-em-bang-roi-vot.html https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-cho-nguoi-day-do-tre-em-bang-roi-vot.html#respond Tue, 10 Aug 2021 09:08:02 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=410 Mức phạt cho người dạy dỗ trẻ em bằng roi vọt Theo Luật Trẻ em 2016, trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Đây là đối tượng luôn được hưởng sự ưu tiên cao nhất. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền lợi của trẻ em đều bị xử lý nghiêm khắc theo quy định …

The post Mức phạt cho người dạy dỗ trẻ em bằng roi vọt appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Mức phạt cho người dạy dỗ trẻ em bằng roi vọt

Theo Luật Trẻ em 2016, trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Đây là đối tượng luôn được hưởng sự ưu tiên cao nhất. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền lợi của trẻ em đều bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Điều 37 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”, nhưng trên thực tế, tình trạng xâm hại, ngược đãi trẻ em vẫn liên tiếp diễn ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần của trẻ em.

Hiện nay, các mức xử phạt với người bạo hành trẻ em được quy định như sau:

Phạt hành chính từ 5 – 10 triệu đồng

Điều 27 của Nghị định 144/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định: Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với các hành xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em.

Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần.

Ngoài bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng, người có các hành vi nêu trên còn phải chịu mọi chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em.

Người bạo hành trẻ em có thể bị phạt hành chính đến 10 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Phạt hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015

Tùy tính chất của từng sự việc, người có hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử lý về một trong các tội sau đây:

– Tội cố ý gây thương tích (Điều 134)

Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Tội ngược đãi hoặc hành hạ con, cháu… (Điều 185)

Nếu ông bà, cha mẹ có hành vi thường xuyên làm cho con, cháu (dưới 16 tuổi) bị đau đớn về thể xác, tinh thần; đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

– Tội hành hạ người khác (Điều 140)

Nếu không thuộc trường hợp của Tội ngược đãi tại Điều 185, người có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục trẻ em thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Các mức phạt nêu trên chỉ có tính chất tham khảo, mức phạt thực tế đối với từng sự việc bạo hành trẻ em còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm.

The post Mức phạt cho người dạy dỗ trẻ em bằng roi vọt appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-cho-nguoi-day-do-tre-em-bang-roi-vot.html/feed 0
Mức phạt với hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-hanh-vi-nguoc-dai-ong-ba-cha-me.html https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-hanh-vi-nguoc-dai-ong-ba-cha-me.html#respond Tue, 10 Aug 2021 09:07:42 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=408 Mức phạt với hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ Ngược đãi ông bà, cha mẹ là một trong những hành vi trái đạo đức đáng lên án. Vậy con cái ngược đãi ông bà, cha mẹ bị xử lý thế nào? Thế nào là ngược đãi ông bà, cha mẹ? Theo khoản 7.1 …

The post Mức phạt với hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Mức phạt với hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ

Ngược đãi ông bà, cha mẹ là một trong những hành vi trái đạo đức đáng lên án. Vậy con cái ngược đãi ông bà, cha mẹ bị xử lý thế nào?

Thế nào là ngược đãi ông bà, cha mẹ?

Theo khoản 7.1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC, hành vi ngược đãi, hành hạ thông thường được thể hiện qua các hành động:

– Đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách một cách không bình thường;

– Hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể người bị hại như: đánh đập, giam hãm,… làm cho người bị hại bị đau đớn về thể xác và tinh thần.

Theo Thông tư liên tịch trên, đối tượng của hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ bao gồm:

– Ông bà nội, ông bà ngoại;

– Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Như vậy, hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ là trái pháp luật. Người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tội ngược đãi cha mẹ bị xử lý thế nào?
Tội ngược đãi cha mẹ, ông bà bị xử lý thế nào (Ảnh minh họa)

Xử phạt vi phạm hành chính

Người có hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Cụ thể Điều 50 quy định, phạt tiền từ 1,5 – 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

– Đối xử tồi tệ với ông bà, cha mẹ như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

– Bỏ mặc không chăm sóc ông bà, cha mẹ là người già, yếu, tàn tật.

Ngoài ra, người vi phạm buộc xin lỗi công khai ông bà, cha mẹ khi có yêu cầu.

Theo quy định trên, việc ngược đãi cha mẹ, ông bà nhưng chưa đến mức xử lý hình sự thì bị phạt đến 02 triệu đồng.

 

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội sau:

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ

Tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

– Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ mình thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đối với người già yếu;
  • Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

Căn cứ vào khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, nếu hành vi cố ý ngược đãi, hành hạ dẫn đến việc sức khỏe của ông bà, cha mẹ bị tổn hại dưới 11% thì người phạm tội còn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, nếu tỉ lệ gây thương tích nặng hơn thì phải chịu các mức phạt như sau:

– Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm nếu tỉ lệ thương tích từ 11% – 30%;

– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu tỉ lệ thương tích từ 31% – 60%;

– Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm nếu tỉ lệ thương tích trên 61%;

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội với 02 người là cha, mẹ, ông, bà đều có tỉ lệ thương tích trên 61%.

Như vậy, trong trường hợp hành hạ, ngược đãi ông bà, cha mẹ bằng hành vi bạo lực gây thương tích cho người bị bạo hành thì người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Tóm lại, con cái ngược đãi ông bà, cha mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm của hành vi.

The post Mức phạt với hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-hanh-vi-nguoc-dai-ong-ba-cha-me.html/feed 0
Mức phạt với hành vi chơi lô đề https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-hanh-vi-choi-lo-de.html https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-hanh-vi-choi-lo-de.html#respond Tue, 10 Aug 2021 09:07:14 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=406 Đánh lô, đề bị phạt thế nào? Chơi lô, đề là một tệ nạn xã hội đã tồn tại rất lâu tại Việt Nam và bị pháp luật cấm. Trong đó, tùy vào mức độ vi phạm, người tham gia chơi lô, đề có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. …

The post Mức phạt với hành vi chơi lô đề appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Đánh lô, đề bị phạt thế nào?

Chơi lô, đề là một tệ nạn xã hội đã tồn tại rất lâu tại Việt Nam và bị pháp luật cấm. Trong đó, tùy vào mức độ vi phạm, người tham gia chơi lô, đề có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Chơi lô, đề là một hình thức đánh bạc trái phép

“Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Trong đó, chơi lô, đề là khái niệm chỉ trò chơi cá cược dự đoán kết quả xổ số kiến thiết hàng ngày, người tham gia phải tuân thủ các luật lô, đề và hưởng tiền thưởng nếu trúng theo bảng ăn lô, đề được đưa ra ban đầu.

Như vậy, chơi lô, đề là một trong những hình thức đánh bạc trái phép và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Mức phạt khi đánh lô đềChơi lô đề bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

 

Chơi lô, đề bị phạt thế nào?      

Tùy vào mức độ vi phạm, người tham gia chơi lô, đề có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đánh bạc. Cụ thể

Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt hành chính với hành vi mua các số lô, số đề là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 – 500.000 đồng.

Trường hợp bị xử lý hình sự về Tội đánh bạc, Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, nếu số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi lô, đề dùng để đánh bạc có trị giá trên 05 triệu đồng hoặc dưới 05 triệu nhưng đã bị phạt hành chính hay đã bị kết án về hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc mà chưa được xóa án tích thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đánh bạc.

Theo đó, người chơi lô, đề bị truy cứu trách nhiệm về Tội đánh bạc có thể bị phạt tiền đến 100 triệu hoặc thậm chí là phạt tù đến 07 năm.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, theo Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP, số tiền dùng để đánh bạc dưới hình thức chơi số lô, đề sẽ tính như sau:

– Trường hợp người chơi lô, đề có trúng số thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số lô, số đề cộng với số tiền thực tế mà họ được nhận từ chủ lô, đề.

– Trường hợp người chơi lô, đề không thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số lô, số đề.

Ví dụ: B mua 05 số đề với tổng số tiền là 100.000 đồng, tỷ lệ được thua 1/70 lần, trong đó có 04 số đề mua mỗi số 10.000 đồng, 01 số đề mua với số tiền 60.000 đồng, hành vi của B bị phát hiện sau khi có kết quả mở thưởng.

+ Nếu B đã trúng số đề mua với số tiền 60.000 đồng thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng + (60.000 đồng × 70 lần) = 4.300.000 đồng.

+ Nếu B không trúng số nào thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng.

The post Mức phạt với hành vi chơi lô đề appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-hanh-vi-choi-lo-de.html/feed 0
Mức phạt với học sinh đánh giáo viên https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-hoc-sinh-danh-giao-vien.html https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-hoc-sinh-danh-giao-vien.html#respond Tue, 10 Aug 2021 09:06:55 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=404 Mức phạt với học sinh đánh giáo viên Học sinh có hành vi đánh giáo viên sẽ bị nhà trường xử lý kỷ luật nghiêm khắc và thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.   Học sinh đánh giáo viên, nhà trường xử lý thế nào? Hiện nay, theo quy định …

The post Mức phạt với học sinh đánh giáo viên appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Mức phạt với học sinh đánh giáo viên

Học sinh có hành vi đánh giáo viên sẽ bị nhà trường xử lý kỷ luật nghiêm khắc và thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Học sinh đánh giáo viên, nhà trường xử lý thế nào?

Hiện nay, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông đang áp dụng quy định về khen thưởng, kỷ luật tại Thông tư 08/TT năm 1988. Theo đó, có 05 hình thức kỷ luật được áp dụng đối với học sinh, bao gồm:

– Khiển trách trước lớp;

– Khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường;

– Cảnh cáo trước toàn trường;

– Đuổi học 01 tuần lễ;

– Đuổi học 01 năm.

Đối với hành vi đánh giáo viên, học sinh có thể bị áp dụng một trong 03 hình thức kỷ luật là: Cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học 01 tuần lễ, đuổi học 01 năm. Cụ thể:

Khoản 3 Mục III Thông tư 08 quy định, hình thức cảnh cáo trước toàn trường được áp dụng với học sinh vi phạm một trong các khuyết điểm như:

– Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm

– Đã nhiều lần trốn học, trốn lao động hoặc quay cóp gà bài cho bạn trong lúc kiểm tra

– Mắc khuyết điểm sai phạm lớn, dù chỉ là một lần, song có tác hại nghiêm trọng như: ăn cắp hoặc cướp giật ở trong và ngoài trường; có lời nói và hành động vô lễ với thầy cô giáo

Đối với hình thức đuổi học 01 tuần lễ, theo khoản 4 Mục III, học sinh bị áp dụng hình thức này khi:

Những học sinh vi phạm các khuyết điểm đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu tới những học sinh khác; hoặc phạm khuyết điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể học sinh như: trôn cắp, chấn lột, gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác, …hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương thì Hội đồng kỉ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thi hành, đồng thời báo cáo lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp để biết và theo dõi

Nếu bị áp dụng hình thức đuổi học 01 tuần lễ, học sinh sẽ bị ghi vào học bạ và thông báo cho gia đình biết để phối hợp giáo dục

Trong thời gian 01 tuần bị đuổi học, học sinh này phải kiểm điểm và suy nghĩ một cách sâu sắc về những khuyết điểm sai phạm của mình, nếu tỏ ra thành khẩn ăn năn, hối lỗi, có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ thì sau thời gian bị đuổi học Hiệu trưởng có thể xét và quyết định cho tiếp tục học.

Nếu trong thời gian bị đuổi học 1 tuần lễ, học sinh mắc khuyết điểm sai phạm không tỏ ra thành khẩn hối lỗi và quyết tâm sửa chữa, thậm chí còn phạm thêm nhiều khuyết điểm sai phạm khác thì Hội đồng kỉ luật nhà trường sẽ đề nghị Hiệu trưởng quyết định đuổi học 01 năm.

Đối với hình thức kỷ luật 01 năm, theo khoản 5 Mục III, học sinh sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật này khi:

– Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị Hội đồng kỉ luật nhà trường thông qua Hiệu trưởng đuổi học 1 tuần lễ mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm, thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm sai phạm khác

– Tuy là lần đầu vi phạm song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động, gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm như gây thương tích hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương…

Dựa trên các quy định trên, tùy theo mức độ vi phạm, nhà trường sẽ quyết định hình thức kỷ luật phù hợp đối với học sinh có hành vi đánh giáo viên.

hoc sinh danh giao vienHọc sinh đánh giáo viên, bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

Học sinh đánh giáo viên gây thương tích có thể bị đi tù

Ngoài quy định về kỷ luật tại trường học, trường hợp cố ý đánh giáo viên gây thương tích, học sinh còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, học sinh có hành vi cố ý gây thương tích đối với thầy giáo, cô giáo của mình (kể cả gây thương tích dưới 11%) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác.

Theo đó, học sinh đánh giáo viên có thể bị áp dụng các mức phạt như sau:

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11%.

– Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%.

– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% .

– Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Lưu ý:  Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu thuộc trường hợp bị phạt tù từ 07 – 14 năm. Còn lại, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi khung hình phạt (theo Điều 12 Bộ luật Hình sự).

The post Mức phạt với học sinh đánh giáo viên appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/muc-phat-voi-hoc-sinh-danh-giao-vien.html/feed 0