Hôn nhân gia đình - Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam https://kienthucphapluat.com.vn/hon-nhan-gia-dinh kienthucluat.com.vn Fri, 03 Sep 2021 08:09:37 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 Hướng dẫn chia nợ ngân hàng khi ly hôn https://kienthucphapluat.com.vn/huong-dan-chia-no-ngan-hang-khi-ly-hon-2.html https://kienthucphapluat.com.vn/huong-dan-chia-no-ngan-hang-khi-ly-hon-2.html#respond Wed, 11 Aug 2021 09:23:03 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=1366 Chia nợ ngân hàng khi ly hôn có được không? Vay vốn mà muốn cho thuê, bán, tặng cho… tài sản bảo đảm thì phải có sự đồng ý của ngân hàng. Vậy khi ly hôn mà tài sản đang thế chấp thì chia thế nào? Ly hôn, nợ chung ai có trách nhiệm trả? …

The post Hướng dẫn chia nợ ngân hàng khi ly hôn appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Chia nợ ngân hàng khi ly hôn có được không?
Vay vốn mà muốn cho thuê, bán, tặng cho… tài sản bảo đảm thì phải có sự đồng ý của ngân hàng. Vậy khi ly hôn mà tài sản đang thế chấp thì chia thế nào?

Ly hôn, nợ chung ai có trách nhiệm trả?

Trong thời kỳ hôn nhân, căn cứ vào Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, vợ chồng phải cùng trả nợ trong các trường hợp:

– Các khoản nợ do cả hai người cùng xác lập;

– Do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

– Phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình…

Ngoài ra, vợ chồng vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới nếu các khoản nợ do một bên thực hiện nhưng:

– Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Do một bên ủy quyền cho bên kia và có sự đồng ý của cả hai vợ chồng;

– Do một bên đủ điều kiện giám hộ cho bên kia bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người còn lại bị hạn chế năng lực hành vi dân sự…

Như vậy, những khoản nợ phát sinh trong các trường hợp nêu trên là nợ chung của hai vợ chồng và cả hai người phải có trách nhiệm cùng nhau trả nợ dù đã ly hôn (Căn cứ Điều 60 Luật Hôn nhân và Gia đình).

Nói tóm lại, khi ly hôn, đối với khoản nợ chung, nếu không có thỏa thuận khác thì vợ chồng bắt buộc phải cùng nhau trả.

chia tai san dang the chap khi ly hon
Chia tài sản đang thế chấp khi ly hôn thế nào? (Ảnh minh họa)

Khi ly hôn, chia tài sản đang thế chấp ngân hàng thế nào?

Khi muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân, nếu không có thỏa thuận thì thông thường vợ chồng sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau:

– Về quan hệ giữa cha, mẹ và con: Cha, mẹ thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, người còn lại sẽ có trách nhiệm cấp dưỡng cho con khi con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng làm việc để tự nuôi bản thân;

– Về quan hệ hôn nhân: Quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật;

– Về chia tài sản sau khi ly hôn: Tòa án dựa vào công sức đóng góp, hoàn cảnh sống, lỗi của các bên… để phân chia tài sản chung của vợ chồng theo nguyên tắc chia đôi.

Tuy nhiên, nếu tài sản đang được thế chấp thì Tòa án sẽ lấy ý kiến của ngân hàng để xác định nghĩa vụ, phương thức và thời hạn trả nợ của hai vợ chồng, sau đó mới quyết định việc phân chia tài sản chung vợ chồng thế nào.

Lúc này, vợ, chồng không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp và chỉ được lấy lại tài sản khi chấm dứt nghĩa vụ trả nợ hoặc tài sản đã được xử lý … (Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015).

Đồng thời, bởi nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi hai người ly hôn nên khi muốn phân chia tài sản thế chấp tại ngân hàng thì có hai phương án:

– Hai vợ chồng thực hiện xong việc trả nợ cho ngân hàng và nhận lại tài sản của mình. Lúc này, Tòa án sẽ chia đôi giá trị tài sản căn cứ vào công sức đóng góp, hoàn cảnh sống, lỗi của các bên…

– Thỏa thuận và được sự đồng ý của ngân hàng về việc phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn.

Như vậy, khi ly hôn mà tài sản đang thế chấp thì hoặc phải trả hết nợ hoặc phải có sự đồng ý của ngân hàng về việc phân chia tài sản chung vợ chồng.

The post Hướng dẫn chia nợ ngân hàng khi ly hôn appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/huong-dan-chia-no-ngan-hang-khi-ly-hon-2.html/feed 0
Xác định nợ riêng, nợ chung của vợ chồng khi ly hôn https://kienthucphapluat.com.vn/xac-dinh-no%cc%a3-rieng-no%cc%a3-chung-cu%cc%89a-vo%cc%a3-chong-khi-ly-hon.html https://kienthucphapluat.com.vn/xac-dinh-no%cc%a3-rieng-no%cc%a3-chung-cu%cc%89a-vo%cc%a3-chong-khi-ly-hon.html#respond Wed, 11 Aug 2021 09:22:32 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=1364 Xác định nợ riêng, nợ chung của vợ chồng thế nào? Trong đời sống hiện đại, việc phát sinh các khoản nợ riêng của vợ, chồng là rất phổ biến. Vậy, vợ/chồng căn cứ vào đâu để chứng minh mình không phải trả tiền cho khoản nợ riêng của bên kia? Thực tế, đa số …

The post Xác định nợ riêng, nợ chung của vợ chồng khi ly hôn appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Xác định nợ riêng, nợ chung của vợ chồng thế nào?

Trong đời sống hiện đại, việc phát sinh các khoản nợ riêng của vợ, chồng là rất phổ biến. Vậy, vợ/chồng căn cứ vào đâu để chứng minh mình không phải trả tiền cho khoản nợ riêng của bên kia?

Thực tế, đa số các cặp vợ chồng không thỏa thuận về chế độ tài sản mà sau khi kết hôn tự động xác lập chế độ tài sản theo luật định. Tài sản tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng.

Điều này được áp dụng tương tự với các khoản nợ. Tuy nhiên, không phải mọi khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân đều là nợ chung của vợ, chồng.

Xác định nợ riêng, nợ chung của vợ chồng thế nào?

Xác định nợ riêng, nợ chung của vợ chồng thế nào? (Ảnh minh họa)

Phải cùng trả khoản nợ do người kia tạo nên khi nào?

Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ, chồng phải cùng trả các khoản nợ thuộc các trường hợp sau đây:

“1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Điều 27 Luật này cũng khẳng định: Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ nêu trên.

Đồng thời, vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các Điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân và gia đình (đại diện giữa vợ, chồng trong quan hệ kinh doanh…).

Không có nghĩa vụ trả khoản nợ riêng

Cũng theo các quy định nêu trên, khoản nợ không do 02 bên cùng thỏa thuận mà do một bên tự ý xác lập thuộc các trường hợp sau thì có thể được xác định là nợ riêng:

“1. Không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
2. Không phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
3. Không để duy trì, không để phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
4. Không phải nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra theo quy định pháp luật;
5. Không phải thuộc trường hợp đại diện giữa vợ và chồng theo quy định tại Điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”.
Đối với khoản nợ riêng này, người xác lập có nghĩa vụ trả toàn bộ khoản nợ, không được dùng tài sản chung của vợ chồng để thanh toán cho những khoản nợ này.

Điều 6 và khoản 5 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: Đương sự có quyền, nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án, chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Như vậy, khi có tranh chấp về nghĩa vụ trả nợ, bên có yêu cầu chứng minh được việc vay tiền để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình như: Ăn ở, học hành, chữa bệnh… thì Tòa án có thể quyết định đó là nợ chung, vợ chồng cùng có trách nhiệm trong việc trả nợ.

The post Xác định nợ riêng, nợ chung của vợ chồng khi ly hôn appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/xac-dinh-no%cc%a3-rieng-no%cc%a3-chung-cu%cc%89a-vo%cc%a3-chong-khi-ly-hon.html/feed 0
Cách bổ sung yêu cầu chia tài sản khi đã nộp đơn ly hôn https://kienthucphapluat.com.vn/cach-bo-sung-yeu-cau-chia-tai-san-khi-da-nop-don-ly-hon.html https://kienthucphapluat.com.vn/cach-bo-sung-yeu-cau-chia-tai-san-khi-da-nop-don-ly-hon.html#respond Wed, 11 Aug 2021 09:21:19 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=1362 Bổ sung yêu cầu chia tài sản khi đã nộp đơn ly hôn? Khi ly hôn, thông thường các cặp vợ chồng cũng sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung, cấp dưỡng, nuôi con… Nhưng sau khi đã nộp đơn ly hôn mới bổ sung yêu cầu chia tài sản vợ chồng …

The post Cách bổ sung yêu cầu chia tài sản khi đã nộp đơn ly hôn appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Bổ sung yêu cầu chia tài sản khi đã nộp đơn ly hôn?

Khi ly hôn, thông thường các cặp vợ chồng cũng sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung, cấp dưỡng, nuôi con… Nhưng sau khi đã nộp đơn ly hôn mới bổ sung yêu cầu chia tài sản vợ chồng có được không?

Có được vừa ly hôn vừa yêu cầu chia tài sản không?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014). Hiện nay, có 02 hình thức ly hôn là: Đơn phương và thuận tình. Trong đó:

– Ly hôn thuận tình: Là trường hợp cả hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

– Ly hôn đơn phương (Ly hôn theo yêu cầu của một bên): Là trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn khi có căn cứ về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khiến mục đích hôn nhân không đạt được.

Khi ly hôn thuận tình, hai vợ chồng đã thỏa thuận được về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, về việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, về con cái…

Do đó, khi yêu cầu ly hôn thuận tình, hai vợ chồng có thể yêu cầu chia tài sản ngay trong đơn yêu cầu thuận tình ly hôn.

Với ly hôn đơn phương, vì không thỏa thuận được và do một trong hai vợ chồng gửi đến Tòa án nên đơn phương ly hôn sử dụng đơn khởi kiện. Theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, đơn khởi kiện phải có các nội dung chính như:

– Ngày, tháng, năm làm đơn;

– Tên Tòa án nhận và giải quyết đơn ly hôn;

– Tên, nơi cư trú, làm việc của vợ, chồng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo;

– Quyền, lợi ích hợp pháp của vợ hoặc chồng bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết như quan hệ hôn nhân, quan hệ tài sản, con chung…

Có thể thấy, trong đơn ly hôn đơn phương, vợ hoặc chồng cũng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề về chia tài sản chung vợ chồng.

Như vậy, dù là đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn thì vợ chồng đều có thể vừa yêu cầu Tòa án giải quyết việc chấm dứt quan hệ hôn nhân vừa yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng.

Có được bổ sung yêu cầu chia tài sản khi đã nộp đơn ly hôn? (Ảnh minh họa)

Đã gửi đơn ly hôn, bổ sung yêu cầu chia tài sản được không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự:

Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định.

Đồng thời, trong thủ tục hỏi đương sự nêu tại Điều 243 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, chủ tọa phiên tòa có thể hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và yêu cầu phản tố của bị đơn.

Khi đó, Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận yêu cầu nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.

Đồng thời, tại Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC, Tòa án nhân dân tối cao nêu rõ Tòa án chỉ chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Căn cứ quy định trên, có thể thấy, sau khi nộp đơn ly hôn, vợ chồng hoàn toàn có quyền bổ sung yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng. Tuy nhiên, lưu ý thời điểm bổ sung phải trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Đồng nghĩa với đó là nếu bổ sung yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng sau thời điểm nêu trên sẽ không được Tòa án chấp nhận.

The post Cách bổ sung yêu cầu chia tài sản khi đã nộp đơn ly hôn appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/cach-bo-sung-yeu-cau-chia-tai-san-khi-da-nop-don-ly-hon.html/feed 0
Chia tài sản ly hôn là nhà đang trả góp https://kienthucphapluat.com.vn/chia-tai-san-ly-hon-la-nha-dang-tra-gop.html https://kienthucphapluat.com.vn/chia-tai-san-ly-hon-la-nha-dang-tra-gop.html#respond Wed, 11 Aug 2021 09:20:55 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=1360 Nhà trả góp, khi ly hôn chia thế nào? Thay vì dùng số tiền khá lớn “mua đứt” căn nhà thì nhiều cặp vợ chồng đã lựa chọn mua nhà trả góp và dùng số tiền kia để đầu tư, kinh doanh. Vậy, nếu ly hôn, căn nhà đang trả góp sẽ được phân chia …

The post Chia tài sản ly hôn là nhà đang trả góp appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Nhà trả góp, khi ly hôn chia thế nào?

Thay vì dùng số tiền khá lớn “mua đứt” căn nhà thì nhiều cặp vợ chồng đã lựa chọn mua nhà trả góp và dùng số tiền kia để đầu tư, kinh doanh. Vậy, nếu ly hôn, căn nhà đang trả góp sẽ được phân chia thể nào?

Nhà trả góp có phải tài sản chung vợ chồng không?

Tài sản chung vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.

Đồng thời, tài sản do được thừa kế riêng, tặng cho riêng nếu hai vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung thì cũng được công nhận là tài sản chung vợ chồng.

Trong đó, tại khoản 2 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình (gọi tắt là Luật HN&GĐ) cũng quy định cụ thể trường hợp quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ, chồng trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân, căn nhà do vợ chồng mua trả góp nếu sử dụng thu nhập trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ được coi là tài sản chung. Ngược lại, nếu có thỏa thuận hoặc dùng thu nhập có được từ tài sản riêng thì là tài sản riêng của từng người.

Tuy nhiên, để chứng minh căn nhà trả góp là tài sản chung hay riêng thực tế lại khá phức tạp. Bởi nếu không chứng minh được đây là tài sản riêng thì căn nhà trả góp này sẽ trở thành tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Khi đó, căn nhà thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Đặc biệt lưu ý: Tại khoản 2 Điều 16 Luật HN&GĐ nêu rõ, công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi là lao động có thu nhập. Và không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập (Điều 29 Luật HN&GĐ).

Như vậy, tùy vào thỏa thuận của hai vợ chồng hoặc nguồn tiền dùng để mua nhà trả góp để xác định căn nhà này là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Chia nhà mua trả góp khi ly hôn thế nào cho chuẩn? (Ảnh minh họa)

Khi ly hôn, vợ chồng có được chia ngôi nhà trả góp không?

Để xem xét việc chia căn nhà trả góp khi ly hôn, trước hết ta phải xác định căn nhà này là tài sản riêng hay tài sản chung. Như phân tích ở trên, việc xác định ngôi nhà trả góp là tài sản chung hay tài sản riêng phải căn cứ vào các yếu tố:

– Hai vợ chồng có thỏa thuận đây là tài sản chung hay tài sản riêng?

– Số tiền dùng để đặt trước và số tiền dùng để trả góp hàng tháng là thu nhập từ tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng?

Trong trường hợp, ngôi nhà trả góp là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì khi ly hôn, căn cứ vào Điều 59 Luật HN&GĐ, việc chia tài sản sẽ do hai bên thỏa thuận hoặc thực hiện theo nguyên tắc chia đôi nhưng có tính đến:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung;

– Lỗi của mỗi bên khi vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng…

Đồng thời, tài sản chung của vợ, chồng được chia theo hiện vật. Nếu không chia theo hiện vật thì chia theo giá trị: Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Ví dụ, căn nhà được mua trả góp và vẫn đang trong thời hạn trả nợ. Nếu hai vợ chồng chia tài sản khi ly hôn thì có thể thực hiện theo phương án:

– Người vợ hoặc người chồng sẽ nhận được ngôi nhà và có nghĩa vụ trả số tiền chênh lệch cho người còn lại căn cứ vào các nguyên tắc nêu trên;

– Hai người hoàn tất việc trả góp, bán căn nhà và chia đôi số tiền có được từ việc bán nhà…

Đáng lưu ý: Khi thực hiện chia đôi thì phải căn cứ vào các yếu tố đã nêu ở trên.

Nói tóm lại, việc chia ngôi nhà đang trả góp khi ly hôn trước hết căn cứ vào thỏa thuận của vợ chồng. Nếu hai bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không hợp pháp thì có thể nhờ Tòa án giải quyết theo nguyên tắc chia đôi nhưng có xem xét đến một vài yếu tố đã nêu ở trên.

The post Chia tài sản ly hôn là nhà đang trả góp appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/chia-tai-san-ly-hon-la-nha-dang-tra-gop.html/feed 0
Hướng dẫn chia nợ ngân hàng khi ly hôn https://kienthucphapluat.com.vn/huong-dan-chia-no-ngan-hang-khi-ly-hon.html https://kienthucphapluat.com.vn/huong-dan-chia-no-ngan-hang-khi-ly-hon.html#respond Wed, 11 Aug 2021 09:20:33 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=1358 Chia nợ ngân hàng khi ly hôn có được không? Vay vốn mà muốn cho thuê, bán, tặng cho… tài sản bảo đảm thì phải có sự đồng ý của ngân hàng. Vậy khi ly hôn mà tài sản đang thế chấp thì chia thế nào? Ly hôn, nợ chung ai có trách nhiệm trả? …

The post Hướng dẫn chia nợ ngân hàng khi ly hôn appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Chia nợ ngân hàng khi ly hôn có được không?
Vay vốn mà muốn cho thuê, bán, tặng cho… tài sản bảo đảm thì phải có sự đồng ý của ngân hàng. Vậy khi ly hôn mà tài sản đang thế chấp thì chia thế nào?

Ly hôn, nợ chung ai có trách nhiệm trả?

Trong thời kỳ hôn nhân, căn cứ vào Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, vợ chồng phải cùng trả nợ trong các trường hợp:

– Các khoản nợ do cả hai người cùng xác lập;

– Do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

– Phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình…

Ngoài ra, vợ chồng vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới nếu các khoản nợ do một bên thực hiện nhưng:

– Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Do một bên ủy quyền cho bên kia và có sự đồng ý của cả hai vợ chồng;

– Do một bên đủ điều kiện giám hộ cho bên kia bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người còn lại bị hạn chế năng lực hành vi dân sự…

Như vậy, những khoản nợ phát sinh trong các trường hợp nêu trên là nợ chung của hai vợ chồng và cả hai người phải có trách nhiệm cùng nhau trả nợ dù đã ly hôn (Căn cứ Điều 60 Luật Hôn nhân và Gia đình).

Nói tóm lại, khi ly hôn, đối với khoản nợ chung, nếu không có thỏa thuận khác thì vợ chồng bắt buộc phải cùng nhau trả.

chia tai san dang the chap khi ly hon
Chia tài sản đang thế chấp khi ly hôn thế nào? (Ảnh minh họa)

Khi ly hôn, chia tài sản đang thế chấp ngân hàng thế nào?

Khi muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân, nếu không có thỏa thuận thì thông thường vợ chồng sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau:

– Về quan hệ giữa cha, mẹ và con: Cha, mẹ thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, người còn lại sẽ có trách nhiệm cấp dưỡng cho con khi con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng làm việc để tự nuôi bản thân;

– Về quan hệ hôn nhân: Quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật;

– Về chia tài sản sau khi ly hôn: Tòa án dựa vào công sức đóng góp, hoàn cảnh sống, lỗi của các bên… để phân chia tài sản chung của vợ chồng theo nguyên tắc chia đôi.

Tuy nhiên, nếu tài sản đang được thế chấp thì Tòa án sẽ lấy ý kiến của ngân hàng để xác định nghĩa vụ, phương thức và thời hạn trả nợ của hai vợ chồng, sau đó mới quyết định việc phân chia tài sản chung vợ chồng thế nào.

Lúc này, vợ, chồng không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp và chỉ được lấy lại tài sản khi chấm dứt nghĩa vụ trả nợ hoặc tài sản đã được xử lý … (Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015).

Đồng thời, bởi nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi hai người ly hôn nên khi muốn phân chia tài sản thế chấp tại ngân hàng thì có hai phương án:

– Hai vợ chồng thực hiện xong việc trả nợ cho ngân hàng và nhận lại tài sản của mình. Lúc này, Tòa án sẽ chia đôi giá trị tài sản căn cứ vào công sức đóng góp, hoàn cảnh sống, lỗi của các bên…

– Thỏa thuận và được sự đồng ý của ngân hàng về việc phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn.

Như vậy, khi ly hôn mà tài sản đang thế chấp thì hoặc phải trả hết nợ hoặc phải có sự đồng ý của ngân hàng về việc phân chia tài sản chung vợ chồng.

The post Hướng dẫn chia nợ ngân hàng khi ly hôn appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/huong-dan-chia-no-ngan-hang-khi-ly-hon.html/feed 0
Chia tài sản khi ly hôn của cha mẹ cho con https://kienthucphapluat.com.vn/chia-tai-san-khi-ly-hon-cua-cha-me-cho-con.html https://kienthucphapluat.com.vn/chia-tai-san-khi-ly-hon-cua-cha-me-cho-con.html#respond Wed, 11 Aug 2021 09:20:10 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=1356 Chia tài sản khi ly hôn của cha mẹ cho con? Trên thực tế, khi ly hôn, có rất nhiều người con đòi cha mẹ phải chia tài sản cho mình. Vậy liệu con cái có được chia tài sản khi cha mẹ ly hôn không? Khi ly hôn tài sản chung vợ chồng được …

The post Chia tài sản khi ly hôn của cha mẹ cho con appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Chia tài sản khi ly hôn của cha mẹ cho con?
Trên thực tế, khi ly hôn, có rất nhiều người con đòi cha mẹ phải chia tài sản cho mình. Vậy liệu con cái có được chia tài sản khi cha mẹ ly hôn không?

Khi ly hôn tài sản chung vợ chồng được chia đôi?

Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện nay quy định khi muốn ly hôn, vợ hoặc chồng hoặc cả hai người đều có quyền gửi yêu cầu đến Tòa án. Hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận hoặc một trong hai bên yêu cầu đơn phương chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Theo đó, kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì vợ chồng cũng chấm dứt quan hệ hôn nhân. Kéo theo đó là các vấn đề về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ với con, phân chia tài sản chung vợ chồng…

Riêng vấn đề tài sản chung vợ chồng, khi ly hôn sẽ được phân chia theo hai hướng:

Thuận tình ly hôn: Hai vợ chồng cùng đi đến quyết định ly hôn và tự thỏa thuận về phân chia tài sản chung hợp pháp thì Tòa án sẽ công nhận kết quả thỏa thuận của hai người;

Đơn phương ly hôn: Khi một trong hai bên không thể thống nhất chia tài sản chung thì Tòa án sẽ giải quyết theo nguyên tắc chia đôi bởi khi tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, vợ chồng bình đẳng với nhau. Dù vậy, Tòa vẫn quyết định dựa trên các yếu tố:

– Hoàn cảnh của gia đình, vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng…

Ngoài ra, khi ly hôn mà có yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng thì Tòa án còn căn cứ vào nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Như vậy, không phải bất cứ khi nào ly hôn cũng phải chia đôi tài sản. Nếu hai vợ chồng thỏa thuận được thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận; khi không thỏa thuận được thì căn cứ vào nhiều nguyên nhân tài sản có thể được chia đôi.

con co duoc chia tai san khi cha me ly hon

Con có được chia tài sản khi cha mẹ ly hôn không? (Ảnh minh họa)

Khi cha mẹ ly hôn phải chia tài sản của mình cho con?

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016 ngày 06/01/2016, vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề liên quan trong đó có việc phân chia tài sản. Nếu không thỏa thuận được thì sẽ gửi yêu cầu nhờ Tòa án xem xét, quyết định.

Trong đó, nếu vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn thì tài sản của vợ chồng được chia theo nguyên tắc:

– Không xác định được tài sản riêng của các thành viên trong gia đình thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì, phát triển;

– Nếu có thể xác định được thì khi ly hôn, tách phần tài sản chung của vợ chồng ra khỏi khối tài sản chung của gia đình để chia theo nguyên tắc chia đôi đã nêu ở trên.

Như vậy, việc phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn chỉ phân chia phần tài sản của riêng vợ chồng mà không liên quan đến con cái.

Dù vậy, sau khi cha mẹ ly hôn, con cái vẫn có thể được nhận tài sản từ cha mẹ:

– Sau khi ly hôn và phân chia tài sản chung vợ chồng, cha mẹ tặng cho một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho con;

– Khi cha mẹ chết, người con sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản mà cha mẹ để lại. Lúc này, tài sản đã được chia sau khi ly hôn cũng là một trong những di sản cha mẹ để lại.

The post Chia tài sản khi ly hôn của cha mẹ cho con appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/chia-tai-san-khi-ly-hon-cua-cha-me-cho-con.html/feed 0
Chia tài sản ly hôn khi vợ chỉ nội trợ ở nhà https://kienthucphapluat.com.vn/chia-tai-san-ly-hon-khi-vo-chi-noi-tro-o-nha.html https://kienthucphapluat.com.vn/chia-tai-san-ly-hon-khi-vo-chi-noi-tro-o-nha.html#respond Wed, 11 Aug 2021 09:19:39 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=1354 Chia tài sản ly hôn khi vợ chỉ nội trợ ở nhà thế nào? Luật quy định khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, có tính đến yếu tố đóng góp về công sức của mỗi bên. Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ có chồng đi làm, vợ ở nhà …

The post Chia tài sản ly hôn khi vợ chỉ nội trợ ở nhà appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Chia tài sản ly hôn khi vợ chỉ nội trợ ở nhà thế nào?

Luật quy định khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, có tính đến yếu tố đóng góp về công sức của mỗi bên. Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ có chồng đi làm, vợ ở nhà nội trợ thì tài sản ly hôn được chia thế nào?

vo o nha noi tro co duoc chia tai san khi ly hon

Vợ ở nhà nội trợ có được chia tài sản ly hôn? (Ảnh minh họa)

Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như sau: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng tính đến các yếu tố như:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Đặc biệt, Điều luật này cũng chỉ rõ: Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn điều này như sau:

Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn

Như vậy, trường hợp chồng đi làm, vợ ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái thì vẫn được tính là có thu nhập tương đương với thu nhập của người đi làm. Do đó, vợ và chồng vẫn bình đẳng với nhau khi chia tài sản khi ly hôn.

Tuy nhiên, thực tế, việc chứng minh công sức đóng góp của bên nào nhiều hơn vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung trong trường hợp này là tương đối khó, cần phải xem xét thật toàn diện, khách quan.

The post Chia tài sản ly hôn khi vợ chỉ nội trợ ở nhà appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/chia-tai-san-ly-hon-khi-vo-chi-noi-tro-o-nha.html/feed 0
Chia tài sản ly hôn khi sống chung với gia đình chồng https://kienthucphapluat.com.vn/chia-tai-san-ly-hon-khi-song-chung-voi-gia-dinh-chong.html https://kienthucphapluat.com.vn/chia-tai-san-ly-hon-khi-song-chung-voi-gia-dinh-chong.html#respond Wed, 11 Aug 2021 09:18:43 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=1352 Chia tài sản ly hôn khi sống chung với gia đình chồng Đa phần phụ nữ sau khi kết hôn sẽ sống chung với gia đình chồng, khi chia tài sản ly hôn thường phát sinh tranh chấp trong việc phân định tài sản vợ chồng trong khối tài sản của gia đình. Vấn đề …

The post Chia tài sản ly hôn khi sống chung với gia đình chồng appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Chia tài sản ly hôn khi sống chung với gia đình chồng

Đa phần phụ nữ sau khi kết hôn sẽ sống chung với gia đình chồng, khi chia tài sản ly hôn thường phát sinh tranh chấp trong việc phân định tài sản vợ chồng trong khối tài sản của gia đình. Vấn đề này được giải quyết thế nào?

Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

Tài sản chung của vợ chồng gồm:

– Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân;

– Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thuộc quyền sở hữu của bên đó trừ trường hợp đã nhập vào tài sản chung vợ chồng.

chia tai san ly hon khi song chung voi gia dinh chong
Chia tài sản ly hôn khi sống chung với gia đình chồng (Ảnh minh họa)

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng có xem xét các yếu tố:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

Do đó, không phải lúc nào khi ly hôn tài sản chung vợ chồng cũng chia đôi mà còn căn cứ vào nhiều yếu tố khác.

Chia tài sản ly hôn khi sống chung với gia đình chồng

Người vợ khi sống chung với gia đình chồng được chia tài sản khi ly hôn theo quy định tại Điều 61 Luật này, cụ thể:

– Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình, căn cứ và công sức đóng góp của mình vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình.

Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 đã nêu trên.

The post Chia tài sản ly hôn khi sống chung với gia đình chồng appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/chia-tai-san-ly-hon-khi-song-chung-voi-gia-dinh-chong.html/feed 0
Chia tài sản chung khi đã ly hôn rất nhiều năm https://kienthucphapluat.com.vn/chia-tai-san-chung-khi-da-ly-hon-rat-nhieu-nam.html https://kienthucphapluat.com.vn/chia-tai-san-chung-khi-da-ly-hon-rat-nhieu-nam.html#respond Wed, 11 Aug 2021 09:17:26 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=1350 Chia tài sản chung khi đã ly hôn rất nhiều năm? Thông thường vợ, chồng sẽ yêu cầu chia tài sản chung ngay khi gửi đơn ly hôn. Tuy nhiên, tỷ lệ các đôi vợ chồng không thực hiện việc này cũng không hiếm. Vậy khi đó có còn chia được không? Ly hôn nhiều năm …

The post Chia tài sản chung khi đã ly hôn rất nhiều năm appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Chia tài sản chung khi đã ly hôn rất nhiều năm?

Thông thường vợ, chồng sẽ yêu cầu chia tài sản chung ngay khi gửi đơn ly hôn. Tuy nhiên, tỷ lệ các đôi vợ chồng không thực hiện việc này cũng không hiếm. Vậy khi đó có còn chia được không?

Ly hôn nhiều năm vẫn được chia tài sản chung vợ chồng?

Tài sản chung vợ chồng nêu tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (viết tắt là Luật HN&GĐ 2014) gồm:

– Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ trường hợp đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;

– Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung;

– Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Trong đó, Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định cụ thể các khoản thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm:

– Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp trừ các khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng nhận về ưu đãi người có công với cách mạng, quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng;

– Tài sản mà vợ, chồng xác lập với vật vô chủ, bị chôn giấu, bị chìm đắm, bị đánh rơi, bị bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước;

– Thu nhập hợp pháp khác.

Khi ly hôn, ngoài yêu cầu giải quyết quan hệ hôn nhân, cấp dưỡng, con cái… vợ, chồng có thể yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung theo nguyên tắc nêu tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016:

Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định

Như vậy, việc chia tài sản chung vợ chồng có thể được giải quyết theo thỏa thuận của vợ, chồng hoặc do Tòa án quyết định. Hai vợ, chồng có thể yêu cầu phân chia tài sản ngay trong đơn ly hôn. Ngược lại, nếu trong đơn không đề cập đến vấn đề này thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung vợ chồng.

Xem thêm: Đã gửi đơn ly hôn, bổ sung yêu cầu chia tài sản được không?

Do đó, dù đã ly hôn, nếu có yêu cầu hoặc tranh chấp về tài sản chung thì một trong hai bên hoặc cả hai bên đều có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung.

da ly hon co duoc doi chia tai san
Đã ly hôn có được đòi chia tài sản chung vợ, chồng nữa không? (Ảnh minh họa)

Ly hôn, tài sản chung luôn được chia đôi?

Điều 59 Luật HN&GĐ nêu rõ:

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Như vậy, dù chia theo thỏa thuận hay luật định thì trước hết tài sản chung vợ chồng đều được ưu tiên chia theo thỏa thuận của hai vợ, chồng. Chỉ khi không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì Tòa án căn cứ vào các yếu tố sau đây để chia đôi tài sản chung:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng: Tình trạng sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng, các thành viên khác.

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung: Là đóng góp tài sản riêng, thu nhập, công việc và lao động của vợ, chồng vào tài sản chung. Đặc biệt, người vợ, chồng ở nhà nội trợ cũng là lao động có thu nhập tương đương người đi làm.

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp: Là chia tài sản chung nhưng vẫn phải đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghề nghiệp được tiếp tục để tạo ra thu nhập…

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: Việc một trong vợ chồng có lỗi khi thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình như về tình nghĩa vợ chồng; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín, tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người còn lại…

Theo đó, nếu người nào không có lỗi, đóng góp nhiều hơn, hoàn cảnh khó khăn hơn… thì có thể được chia nhiều hơn. Bởi vậy, khi có một trong những yếu tố nêu trên thì có thể tài sản chung không được “chia đôi”.

The post Chia tài sản chung khi đã ly hôn rất nhiều năm appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/chia-tai-san-chung-khi-da-ly-hon-rat-nhieu-nam.html/feed 0
Hướng dẫn chia tài sản khi ly hôn https://kienthucphapluat.com.vn/huong-dan-chia-tai-san-khi-ly-hon.html https://kienthucphapluat.com.vn/huong-dan-chia-tai-san-khi-ly-hon.html#respond Wed, 11 Aug 2021 09:16:27 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=1348 Chia tài sản khi ly hôn: Cần biết gì để không bị thiệt? Khi ly hôn, một trong những điều các cặp vợ chồng quan tâm là việc chia tài sản chung vợ chồng. Vậy theo quy định của pháp luật, việc chia tài sản khi ly hôn được quy định như thế nào?   …

The post Hướng dẫn chia tài sản khi ly hôn appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Chia tài sản khi ly hôn: Cần biết gì để không bị thiệt?
Khi ly hôn, một trong những điều các cặp vợ chồng quan tâm là việc chia tài sản chung vợ chồng. Vậy theo quy định của pháp luật, việc chia tài sản khi ly hôn được quy định như thế nào?

 

3 thời điểm được yêu cầu phân chia tài sản chung

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ), tài sản chung vợ chồng được quy định như sau:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Căn cứ quy định trên, có thể thấy tài sản chung vợ chồng gồm:

– Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ khi phát sinh từ tài sản riêng sau khi đã chia;

– Quyền sử dụng đất sau khi kết hôn trừ trường hợp được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Trong đó, tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Ngoài ra, theo quy định của Luật HN&GĐ, về chế độ tài sản chung vợ chồng, pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các cặp vợ chồng. Do đó, việc phân chia tài sản vợ chồng có thể được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân, ngay tại thời điểm ly hôn hoặc sau khi ly hôn tùy thỏa thuận.

2 loại tài sản không phải phân chia khi ly hôn

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể có tài sản chung hoặc có tài sản riêng. Khi ly hôn, việc phân chia tài sản dựa theo thỏa thuận của hai người. Theo đó, có 02 loại tài sản sau đây không phải chia khi hai vợ chồng ly hôn:

– Tài sản được thỏa thuận không phân chia. Nguyên tắc khi giải quyết ly hôn theo Điều 59 Luật HN&GĐ là tự nguyện và thỏa thuận. Do đó, nếu vợ chồng thỏa thuận về tài sản chung thì Tòa án công nhận việc thỏa thuận đó;

– Tài sản riêng của vợ, chồng: Theo Điều 11 Nghị định 126 năm 2014 của Chính phủ, các tài sản sau đây sẽ được coi là tài sản riêng: Quyền tài sản với đối tượng sở hữu trí tuệ; Tài sản có trước khi kết hôn; Tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân…

Với những tài sản riêng này, vì không có sự đóng góp của người còn lại nên người này không được yêu cầu Tòa án phân chia.

Xem thêm: Khi ly hôn, tài sản nào không bị chia đôi?

Cần biết gì về chia tài sản khi ly hôn để không bị thiệt? (Ảnh minh họa)

Ly hôn, tài sản chung vợ chồng sẽ được chia đôi?

Khi ly hôn, vợ chồng có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề trong đó có cả việc phân chia tài sản (Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP). Bởi vậy, tài sản chung khi ly hôn có thể được chia theo thỏa thuận.

Nếu không thỏa thuận được và một trong hai bên hoặc cả hai người có yêu cầu thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 59 bằng cách chia đôi nhưng tính đến các yếu tố:

– Hoàn cảnh của gia đình và vợ, chồng như tình trạng sức khỏe, khả năng lao động… Căn cứ vào tình hình thực tế, bên nào khó khăn hơn sau khi ly hôn sẽ được chia nhiều hơn…

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung này. Bên có công sức nhiều hơn thì được chia nhiều hơn. Tuy nhiên, vợ, chồng ở nhà nội trợ vẫn được tính là lao động có thu nhập tương đương với người đi làm;

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. Dù vậy, việc bảo vệ này không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của người còn lại;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: Lỗi của một bên dẫn đến việc ly hôn của vợ chồng: Một trong hai người có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy…

Đặc biệt, khi phân chia tài sản chung vợ chồng, Tòa án phải xem xét đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, tài sản để tự nuôi mình.

 

Có được đòi chia tài sản khi đã ly hôn nhiều năm?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01 năm 2016, vợ, chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có phân chia tài sản chung vợ, chồng.

Nếu không thỏa thuận được và có yêu cầu gửi Tòa án thì Tòa án sẽ xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hay theo luật định.

Do đó, việc phân chia tài sản chung vợ chồng là quyền của hai người. Hai người có thể thực hiện theo thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. Do đó, nếu có yêu cầu, dù là khi đã ly hôn nhiều năm thì vẫn có quyền yêu cầu Tòa án ly hôn.

Chia tài sản khi ly hôn: Cần biết gì để không bị thiệt?

Không phải mọi trường hợp ly hôn, tài sản vợ chồng đều chia đôi (Ảnh minh họa)

 

Sống chung với gia đình chồng, chia tài sản vợ, chồng thế nào?

Hiện nay, không hiếm trường hợp vợ, chồng sống cùng gia đình nhà chồng hoặc gia đình nhà vợ. Khi đó, nếu muốn ly hôn và phân chia tài sản chung vợ chồng thì tài sản sẽ phải thực hiện thế nào?

Biết được thực tế đó, Điều 61 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã hướng dẫn cách chia tài sản trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình. Cụ thể:

– Không xác định được tài sản vợ chồng và tài sản chung của gia đình: Căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình để chia một phần tài sản cho vợ, chồng.

Việc chia tài sản này sẽ do vợ, chồng thỏa thuận với gia đình. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Xác định tài sản vợ chồng trong tài sản chung gia đình: Căn cứ vào phần tài sản đã xác định của vợ, chồng trong tài sản chung để chia đôi có căn cứ vào các yếu tố: Công sức đóng góp, lỗi của các bên…

Xem thêm…

 

Con có được chia từ tài sản chung của cha, mẹ không?

Việc phân chia tài sản khi ly hôn chỉ thực hiện với phần tài sản của hai vợ, chồng và theo thỏa thuận của hai vợ chồng (nếu có). Do đó, khi ly hôn, vợ, chồng chia tài sản chung không liên quan đến tài sản của con cũng như người con sẽ không tham gia vào quá trình chia tài sản của cha, mẹ.

Tuy nhiên, sau khi vợ, chồng thực hiện xong thủ tục phân chia tài sản khi ly hôn, một trong hai hoặc cả hai có thể tặng cho con phần tài sản mà mình được hưởng hoặc để lại di chúc cho con sau khi cha, mẹ chết.

Như vậy, không phải trong mọi trường hợp chia tài sản khi ly hôn đều phải chia đôi. Có thể căn cứ vào thỏa thuận của hai vợ chồng và nhiều yếu tố như trên để phân chia.

Để nắm rõ hơn các quy định về vấn đề này, độc giả có thể sử dụng dịch vụ tư vấn trực tuyến hoặc xem thêm bài viết dưới đây:

The post Hướng dẫn chia tài sản khi ly hôn appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/huong-dan-chia-tai-san-khi-ly-hon.html/feed 0