Giao thông - Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam https://kienthucphapluat.com.vn/giao-thong kienthucluat.com.vn Fri, 03 Sep 2021 03:14:20 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 Bao nhiêu tuổi được đứng tên trên giấy đăng ký xe máy, ô tô? https://kienthucphapluat.com.vn/bao-nhieu-tuoi-duoc-dung-ten-tren-giay-dang-ky-xe-may-o-to.html https://kienthucphapluat.com.vn/bao-nhieu-tuoi-duoc-dung-ten-tren-giay-dang-ky-xe-may-o-to.html#respond Tue, 10 Aug 2021 10:21:26 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=500 Bao nhiêu tuổi được đứng tên trên giấy đăng ký xe máy, ô tô? “Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe?” Đây là thắc mắc chung của nhiều người. Trong bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi này. Hồ sơ đăng ký …

The post Bao nhiêu tuổi được đứng tên trên giấy đăng ký xe máy, ô tô? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Bao nhiêu tuổi được đứng tên trên giấy đăng ký xe máy, ô tô?

“Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe?” Đây là thắc mắc chung của nhiều người. Trong bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi này.

Hồ sơ đăng ký xe không yêu cầu cụ thể độ tuổi đứng tên ô tô, xe máy

Căn cứ khoản 1 Điều 54 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký và biển số. Như vậy, ô tô, xe máy đảm bảo các điều kiện trên sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe sau khi thực hiện thủ tục đăng ký.

Theo Điều 7 Thông tư 15/2014/TT-BCA, hồ sơ đăng ký xe gồm các loại giấy tờ sau: Giấy khai đăng ký xe, Giấy tờ của chủ xe, Giấy tờ của xe . Đối với giấy tờ của chủ xe, khoản 1 Điều 9 Thông tư 15 quy định, chủ xe là người Việt Nam phải xuất trình một trong các giấy tờ sau:

– Chứng minh nhân dân. Trường hợp chưa được cấp Chứng minh nhân dân hoặc nơi đăng ký thường trú ghi trong Chứng minh nhân dân không phù hợp với nơi đăng ký thường trú ghi trong giấy khai đăng ký xe thì xuất trình Sổ hộ khẩu.

– Giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác, kèm theo Giấy chứng minh Công an nhân dân; Giấy chứng minh Quân đội nhân dân (theo quy định của Bộ Quốc phòng).

Trường hợp không có Giấy chứng minh Công an nhân dân, Giấy chứng minh Quân đội nhân dân thì phải có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác.

-Thẻ học viên, sinh viên học theo hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện; giấy giới thiệu của nhà trường.

Có thể thấy, quy định trên không giới hạn cụ thể độ tuổi đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe khi làm hồ sơ đăng ký xe.

NÓNG: 7 điểm mới về kỷ luật công chức áp dụng từ ngày 20-9-2020 - Báo Người  lao độngBao nhiêu tuổi được đứng tên xe máy, ô tô (Ảnh minh họa)

Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên xe máy, ô tô?

Dù Luật Giao thông đường bộ cũng như văn bản hướng dẫn đều không quy định cụ thể độ tuổi được đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe nhưng không phải ai cũng có thể đứng tên trên loại giấy tờ này bởi theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 15/2014/TT-BCA:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Theo đó, người thực hiện thủ tục đăng ký xe phải là người mua, được điều chuyển, cho, tặng xe. Như vậy, người đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe phải có đủ điều kiện để thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến mua bán, tặng cho, thừa kế tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS).

Điều 20 và Điều 21 BLDS năm 2015 quy định điều kiện về độ tuổi khi tham gia giao dịch dân sự như sau:

– Giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

– Người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

– Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có thể tự mình xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự mà pháp luật không cấm.

Trong khi đó, ô tô, xe máy được xác định là động sản phải đăng ký nên người dưới 18 tuổi không thể tự mình thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến ô tô, xe máy mà phải thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy, người từ 06 – dưới 18 tuổi có thể đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe với điều kiện khi tham gia mua bán, tặng cho, thừa kế ô tô, xe máy được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Lưu ý, mặc dù được đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe nhưng người dưới 18 tuổi không được được phép điều khiển ô tô, người từ đủ 16 – dưới 18 tuổi chỉ được phép điều khiển xe máy dưới 50cc.

Xem thêm: Mức phạt nào cho người lái xe khi chưa đủ tuổi?

Từ những phân tích trên, có thể thấy mặc dù pháp luật không quy định cụ thể độ tuổi đứng tên Giấy chứng nhận đăng ký xe nhưng người dưới 18 tuổi muốn đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe thì phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

The post Bao nhiêu tuổi được đứng tên trên giấy đăng ký xe máy, ô tô? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/bao-nhieu-tuoi-duoc-dung-ten-tren-giay-dang-ky-xe-may-o-to.html/feed 0
Bị phạt thế nào nếu báo mất Giấy phép lái xe để không bị tước? https://kienthucphapluat.com.vn/bi-phat-the-nao-neu-bao-mat-giay-phep-lai-xe-de-khong-bi-tuoc.html https://kienthucphapluat.com.vn/bi-phat-the-nao-neu-bao-mat-giay-phep-lai-xe-de-khong-bi-tuoc.html#respond Tue, 10 Aug 2021 10:20:45 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=498 Bị phạt thế nào nếu báo mất Giấy phép lái xe để không bị tước? Hiện nay, phần lớn các mức phạt vi phạm giao thông tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP đều cao hơn so với Nghị định 46, trong đó có nhiều lỗi bị phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe. Do đó, …

The post Bị phạt thế nào nếu báo mất Giấy phép lái xe để không bị tước? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Bị phạt thế nào nếu báo mất Giấy phép lái xe để không bị tước?

Hiện nay, phần lớn các mức phạt vi phạm giao thông tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP đều cao hơn so với Nghị định 46, trong đó có nhiều lỗi bị phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe. Do đó, để tránh bị phạt, nhiều tài xế đã khai báo mất Giấy phép lái xe. Vậy trường hợp này sẽ bị xử lý như thế nào?

Báo mất Giấy phép lái xe để trốn phạt bị xử lý thế nào?

Thực tế, để không bị tạm giữ Giấy phép lái xe, nhiều tài xế đã sử dụng mẹo là báo mất Giấy phép lái xe. Tuy nhiên, nếu đã báo mất mà vẫn tiếp tục sử dụng Giấy phép đó để tham gia giao thông, tài xế sẽ bị xử lý nghiêm theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT.

Cụ thể điểm b khoản 19 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định:

[…];sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; có hành vi gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới giấy phép lái xe thì giấy phép lái xe đó không có giá trị sử dụng, ngoài việc bị cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe, hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thống giấy phép lái xe còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu.

Theo đó, trường hợp đã báo mất Giấy phép lái xe mà vẫn sử dụng để tham gia giao thông thì Giấy phép đó sẽ được coi là không có giá trị sử dụng.

Cùng với đó, tài xế sẽ bị thu hồi Giấy phép lái xe, hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thống giấy phép lái xe; đồng thời còn không được cấp Giấy phép lái xe trong 05 năm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

bao mat giay phep lai xe de tron phat

Phạt nặng nếu báo mất Giấy phép lái xe để trốn phạt (Ảnh minh họa)

Khai mất Giấy phép lái xe để cấp thêm Bằng khác được không?

Nhằm có thêm Giấy phép lái xe để đề phòng khi bị tạm giữ, nhiều người đã có ý định khai báo mất để xin cấp thêm Giấy phép lái xe mới. Tuy nhiên, đây được coi là hành vi vi phạm pháp luật.

Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 3 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…]

Cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

Theo đó, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng về hành vi khai báo không đúng sự thật để được cấp lại Giấy phép lái xe.

Đồng thời, căn cứ điểm b khoản 19 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, hành vi gian dối để được cấp lại Giấy phép lái xe cũng sẽ bị thu hồi Giấy phép lái xe, hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thống giấy phép lái xe và không được cấp Giấy phép lái xe trong 05 năm.

Một số lỗi bị tước Giấy phép lái xe theo Nghị định 100/2019

* Với xe máy

STT

Lỗi

Thời hạn tước

1

Chở theo từ 03 người trở lên trên xe

01 – 03 tháng

2

Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn

3

Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển

4

Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ

5

Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

6

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

7

Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính

8

Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”

9

Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép

10

Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông

….

Xem thêm

 * Với ô tô

STT

Lỗi

Thời hạn tước

1

Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn

01 – 03 tháng

2

Điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác, vật khác (trừ trường hợp kéo theo một rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được); điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau

3

Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển

4

Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường

5

Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển

6

Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí

7

Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ

The post Bị phạt thế nào nếu báo mất Giấy phép lái xe để không bị tước? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/bi-phat-the-nao-neu-bao-mat-giay-phep-lai-xe-de-khong-bi-tuoc.html/feed 0
Không mang Giấy phép lái xe có bị CSGT tạm giữ xe không? https://kienthucphapluat.com.vn/khong-mang-giay-phep-lai-xe-co-bi-csgt-tam-giu-xe-khong.html https://kienthucphapluat.com.vn/khong-mang-giay-phep-lai-xe-co-bi-csgt-tam-giu-xe-khong.html#respond Tue, 10 Aug 2021 10:20:19 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=496 Không mang Giấy phép lái xe có bị CSGT tạm giữ xe không? Để được tham gia giao thông, người điều khiển ô tô, xe máy phải có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe. Vậy nếu không mang Giấy phép lái xe, người vi phạm sẽ bị xử phạt thế nào? Có …

The post Không mang Giấy phép lái xe có bị CSGT tạm giữ xe không? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Không mang Giấy phép lái xe có bị CSGT tạm giữ xe không?

Để được tham gia giao thông, người điều khiển ô tô, xe máy phải có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe. Vậy nếu không mang Giấy phép lái xe, người vi phạm sẽ bị xử phạt thế nào? Có bị tạm giữ xe không?

Không mang Giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu?

Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ đã liệt kê cụ thể các loại giấy tờ mà người điều khiển phương tiện giao thông bắt buộc mang theo, gồm:

– Đăng ký xe;

– Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Từ quy định trên, có thể thấy, khi tham gia giao thông, người lái xe bắt buộc phải mang theo Giấy phép lái xe. Đây được coi là một trong những vật bất ly thân của người lái xe khi đi đường.

Nếu không mang Giấy phép lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ bị Cảnh sát giao thông (CSGT) xử phạt hành chính theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP với các mức sau:

Phương tiện

Mức phạt lỗi không mang Giấy phép lái xe

Căn cứ

Xe ô tô

200.000 – 400.000 đồng

Điểm a khoản 3 Điều 21

Xe máy

100.000 – 200.000 đồng

Điểm c khoản 2 Điều 21

Lưu ý, theo Điều 21 Nghị định 100, mức phạt trên không áp dụng với trường hợp người lái xe có Giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.

Đặc biệt, cần phân biệt giữa hành vi không mang và không có Giấy phép lái xe. Lỗi không có Giấy phép lái xe bị phạt nặng hơn rất nhiều so với lỗi không mang, cụ thể:

– Người điều khiển xe máy không có Giấy phép lái xe sẽ bị phạt 800.000 – 1,2 triệu đồng (khoản 5 Điều 21 Nghị định 100);

– Người điều khiển ô tô không có Giấy phép lái xe bị phạt từ 04 – 06 triệu đồng (khoản 8 điều 21 Nghị định 100).

khong-mang-giay-phep-lai-xe-co-bị-giu-xe

Không mang Giấy phép lái xe có bị giữ xe không? (Ảnh minh họa)

CSGT có được tạm giữ phương tiện nếu không mang Giấy phép lái xe?

Căn cứ khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019, tại thời điểm kiểm tra, nếu người điều khiển phương tiện không xuất trình được Giấy phép lái xe thì CSGT sẽ lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có Giấy phép lái xe và tạm giữ phương tiện theo quy định.

Cũng theo Điều này, trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm, nếu người vi phạm xuất trình được Giấy phép lái xe thì CSGT ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo Giấy phép lái xe.

Ngược lại, nếu quá thời hạn hẹn giải quyết, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được Giấy phép thì phải chấp hành quyết định xử phạt hành vi không có Giấy phép lái xe.

Như vậy, với lỗi không mang Giấy phép lái xe, CSGT hoàn toàn có quyền tạm giữ phương tiện. Thời hạn tạm giữ phương tiện theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì được kéo dài thời hạn tạm giữ nhưng không quá 30 ngày.

Do đó, không mang theo Giấy phép lái xe khi CSGT kiểm tra sẽ bị tạm giữ xe trong 07 ngày và có thể kéo dài đến 30 ngày với vụ việc có tính chất phức tạp.

Xem thêm: Quên bằng lái xe: Làm thế nào để chứng minh với CSGT?

Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để nhận lại xe bị tạm giữ?

Thủ tục trả lại phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo khoản 7 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP. Theo đó, việc trả lại phương tiện bị tạm giữ chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của Cảnh sát giao thông.

Sau khi có quyết định trả lại phương tiện, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản phương tiện sẽ trả lại phương tiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Kiểm tra quyết định trả lại phương tiện; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.Lưu ý: Người đến nhận lại phương tiện phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu phương tiện bị tạm giữ.

Bước 2: Yêu cầu người đến nhận lại phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.

Bước 3: Lập biên bản bàn giao phương tiện bị tạm giữ.
Như vậy, khi đến nhận lại xe bị tạm giữ, người vi phạm cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Quyết định trả lại phương tiện;

– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân;

Đáng chú ý, bên cạnh việc xuất trình các giấy tờ trên để nhận lại xe bị tạm giữ, người vi phạm còn phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.

The post Không mang Giấy phép lái xe có bị CSGT tạm giữ xe không? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/khong-mang-giay-phep-lai-xe-co-bi-csgt-tam-giu-xe-khong.html/feed 0
Mất hồ sơ gốc có đổi được Giấy phép lái xe? https://kienthucphapluat.com.vn/mat-ho-so-goc-co-doi-duoc-giay-phep-lai-xe.html https://kienthucphapluat.com.vn/mat-ho-so-goc-co-doi-duoc-giay-phep-lai-xe.html#respond Tue, 10 Aug 2021 10:19:55 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=494 Mất hồ sơ gốc có đổi được Giấy phép lái xe? Hồ sơ gốc thực chất là biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe. Hồ sơ này được giao cho người trúng tuyển kỳ sát hạch tự bảo quản. Vậy, mất hồ sơ gốc có đổi được Giấy phép lái xe? Trường hợp mất …

The post Mất hồ sơ gốc có đổi được Giấy phép lái xe? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Mất hồ sơ gốc có đổi được Giấy phép lái xe?

Hồ sơ gốc thực chất là biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe. Hồ sơ này được giao cho người trúng tuyển kỳ sát hạch tự bảo quản. Vậy, mất hồ sơ gốc có đổi được Giấy phép lái xe?

Trường hợp mất hồ sơ gốc nhưng còn Giấy phép lái xe (bằng lái)

Theo thủ tục đổi Giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp được quy định tại Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì hồ sơ xin đổi Giấy phép lái xe gồm những giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị đổi Giấy phép lái xe;

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ người có Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 và người có nhu cầu tách Giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn;

– Bản sao Giấy phép lái xe;

– Giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Như vậy, theo hồ sơ trên thì người xin cấp lại bằng lái xe không cần có hồ sơ gốc. Người lái xe chỉ cần xuất trình được bản gốc hoặc bản sao Giấy phép lái xe (và bản chính mang đến để đối chiếu).

Trường hợp mất hồ sơ gốc nhưng còn Giấy phép lái xe (bằng lái), người lái xe vẫn làm thủ tục đổi Giấy phép lái xe như thông thường.

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho người dân, hiện nay, người có Giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, nếu có nhu cầu được lập lại hồ sơ gốc.

Lưu ý: Việc đổi Giấy phép lái xe chỉ áp dụng đối với Giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng. Giấy phép lái xe hết thời hạn sử dụng không thuộc trường hợp được đổi.

Mất hồ sơ gốc có đổi được Giấy phép lái xe?
Mất hồ sơ gốc có đổi được Giấy phép lái xe? (Ảnh minh họa)

Trường hợp mất hồ sơ gốc và mất luôn Giấy phép lái xe (bằng lái)

Trường hợp mất Giấy phép lái xe và mất hồ sơ gốc, người lái xe không có cơ sở để xin đổi mà phải xin cấp lại Giấy phép lái xe.

Thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe cần những giấy tờ sau (Điều 36 Thông tư 12):

– Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe;

– Hồ sơ gốc phù hợp với Giấy phép lái xe (nếu có);

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại Giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;

– Bản sao giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).

Như vậy, để xin cấp lại Giấy phép lái xe, cần có hồ sơ gốc. Nếu mất cả 02 loại giấy tờ này thì không được phép xin cấp lại hay đổi Giấy phép lái xe mà người lái xe cần tiến hành thi sát hạch để được cấp lại Giấy phép lái xe từ đầu.

The post Mất hồ sơ gốc có đổi được Giấy phép lái xe? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/mat-ho-so-goc-co-doi-duoc-giay-phep-lai-xe.html/feed 0
Bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe không? https://kienthucphapluat.com.vn/bi-tam-giu-giay-phep-lai-xe-co-duoc-lai-xe-khong.html https://kienthucphapluat.com.vn/bi-tam-giu-giay-phep-lai-xe-co-duoc-lai-xe-khong.html#respond Tue, 10 Aug 2021 10:19:33 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=492 Bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe không? Trong một số trường hợp cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ tạm giữ Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện vi phạm. Vậy trong khi bị tạm giữ Giấy phép lái xe thì có được lái xe không? Khi nào …

The post Bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe không? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe không?

Trong một số trường hợp cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ tạm giữ Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện vi phạm. Vậy trong khi bị tạm giữ Giấy phép lái xe thì có được lái xe không?

Khi nào bị tạm giữ Giấy phép lái xe?

Việc tạm giữ Giấy phép lái xe chỉ được áp dụng trong các trường hợp thật cần thiết theo khoản 2 Điều 82 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

– Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

– Để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính còn đề cập đến việc tạm giữ giấy phép để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

Người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ sau cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thứ tự:

– Giấy phép lái xe;

– Giấy phép lưu hành phương tiện;

– Giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện.

Theo đó, CSGT có quyền tạm giữ Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

bị tạm giữ giấy phép lái xeBị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe không? (Ảnh minh họa)

Bị tạm giữ Giấy phép lái xe vẫn được lái xe?

Thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì có thể kéo dài thời hạn nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ.

Trong đó, thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm Giấy phép lái xe bị tạm giữ thực tế.

Khi bị tạm giữ Giấy phép lái xe, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản, người vi phạm chưa đến để giải quyết vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Như vậy, có thể hiểu, trong thời hạn bị tạm giữ Giấy phép lái xe ghi tại biên bản, người vi phạm vẫn được coi là có Giấy phép lái xe và được điều khiển phương tiện tham gia giao thông như bình thường.

Nếu sau thời hạn này chưa nộp phạt và vẫn điều khiển phương tiện thì sẽ bị xử phạt như không có Giấy phép lái xe theo Nghị định 100, cụ thể:

Đối với xe máy:– Xe mô tô 02 bánh dưới 175cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng (điểm a khoản 5 Điều 21).

– Xe mô tô 02 bánh từ 175cm3, xe mô tô 03 bánh: Phạt tiền từ 03 – 04 triệu đồng (điểm b Khoản 7 Điều 21).

Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng (điểm b khoản 8 Điều 21).

The post Bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe không? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/bi-tam-giu-giay-phep-lai-xe-co-duoc-lai-xe-khong.html/feed 0
Tạm giữ và tước Giấy phép lái xe khác nhau thế nào? https://kienthucphapluat.com.vn/tam-giu-va-tuoc-giay-phep-lai-xe-khac-nhau-the-nao.html https://kienthucphapluat.com.vn/tam-giu-va-tuoc-giay-phep-lai-xe-khac-nhau-the-nao.html#respond Tue, 10 Aug 2021 10:19:04 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=490 Phân biệt tạm giữ và tước Giấy phép lái xe đơn giản, dễ hiểu nhất Tạm giữ Giấy phép lái xe và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe là những biện pháp được sử dụng trong xử phạt vi phạm giao thông. Bản chất tạm giữ và tước Giấy phép lái xe khác …

The post Tạm giữ và tước Giấy phép lái xe khác nhau thế nào? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Phân biệt tạm giữ và tước Giấy phép lái xe đơn giản, dễ hiểu nhất

Tạm giữ Giấy phép lái xe và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe là những biện pháp được sử dụng trong xử phạt vi phạm giao thông. Bản chất tạm giữ và tước Giấy phép lái xe khác nhau thế nào?

Tiêu chí

Tạm giữ Giấy phép lái xe

Tước Giấy phép lái xe

Bản chất

Là biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt (khoản 2 Điều 82 Nghị định 100 năm 2019) Là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính (Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)

Trường hợp áp dụng

Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự:

(1) Giấy phép lái xe

(2) Giấy phép lưu hành phương tiện

(3) Giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông.

(Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính)

Thời hạn

Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ.

Đối với vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh: Có thể kéo dài tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ.

Đối với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp: Có thể kéo dài tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày tạm giữ.

Lưu ý: 

Thông thường, thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thời hạn được ghi tại biên bản xử phạt.

– Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng – 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.

– Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép lái xe trong thời hạn tước quyền sử dụng.

Hậu quả

– Trong thời hạn bị tạm giữ thì cá nhân, tổ chức vẫn được phép điều khiển phương tiện.

Việc tạm giữ giấy phép lái xe không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng giấy phép.

– Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản, người vi phạm chưa đến để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì cá nhân, tổ chức không được lái xe tham gia giao thông.

Có thể phân biệt tạm giữ và tước Giấy phép lái xe cơ bản như sau:

– Tạm giữ Giấy phép lái xe là hình thức Cảnh sát giao thông giữ giấy tờ để “làm tin” trong trường hợp hành vi vi phạm chỉ bị phạt tiền nhằm đảm bảo người vi phạm sẽ nộp phạt. Sau khi nộp phạt mới được lấy Giấy phép lái xe.

Trong thời gian bị tạm giữ Giấy phép lái xe, người vi phạm vẫn được lái xe bình thường và có thể xuất trình biên bản xử phạt thay cho Giấy phép lái xe trong thời gian này.

– Còn tước Giấy phép lái xe được hiểu là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức  áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông.

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, người vi phạm không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Như vậy, bản chất tước Giấy phép lái xe nghiêm trọng hơn so với tạm giữ Giấy phép lái xe, điểm khác biệt quan trọng nhất giữa tạm giữ và tước Giấy phép lái xe là khi bị tạm giữ Giấy phép lái xe người vi phạm vẫn có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông còn tước Giấy phép lái xe thì không.

The post Tạm giữ và tước Giấy phép lái xe khác nhau thế nào? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/tam-giu-va-tuoc-giay-phep-lai-xe-khac-nhau-the-nao.html/feed 0
Mẫu Đơn xin cấp đổi Giấy phép lái xe và hướng dẫn viết https://kienthucphapluat.com.vn/mau-don-xin-cap-doi-giay-phep-lai-xe-va-huong-dan-viet.html https://kienthucphapluat.com.vn/mau-don-xin-cap-doi-giay-phep-lai-xe-va-huong-dan-viet.html#respond Tue, 10 Aug 2021 10:18:43 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=488 Mẫu Đơn xin cấp đổi giấy phép lái xe và hướng dẫn viết chuẩn nhất Khi tiến hành chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe, lái xe cần điền chính xác các thông tin vào mẫu Đơn xin cấp đổi giấy phép lái xe.   Khi nào …

The post Mẫu Đơn xin cấp đổi Giấy phép lái xe và hướng dẫn viết appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Mẫu Đơn xin cấp đổi giấy phép lái xe và hướng dẫn viết chuẩn nhất

Khi tiến hành chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe, lái xe cần điền chính xác các thông tin vào mẫu Đơn xin cấp đổi giấy phép lái xe.

 

Khi nào phải sử dụng mẫu Đơn xin cấp đổi giấy phép lái xe?

Đối chiếu với  các quy định trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, các trường hợp sau đây cần chuẩn bị mẫu Đơn xin cấp đổi giấy phép lái xe trong hồ sơ:

– Người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng;

– Người dự sát hạch lại do bị mất giấy phép lái xe;

– Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng xin xét cấp lại giấy phép lái xe;

– Người có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, có nhu cầu được lập lại hồ sơ gốc;

– Người xin đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp;

– Người xin đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp;

– Người xin đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp;

– Người xin đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài.

Hướng dẫn viết mẫu Đơn xin cấp đổi giấy phép lái xe
Hướng dẫn viết mẫu Đơn xin cấp đổi giấy phép lái xe (Ảnh minh họa)

Mẫu Đơn xin cấp đổi giấy phép lái xe

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/02/07/mau-don-xin-cap-doi-giay-phep-lai-xe_0702144100.docCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐỔI (CẤP LẠI) GIẤY PHÉP LÁI XE

 

Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Sở Giao thông vận tải…)(1)

Tôi là:………………………………………………..Quốc tịch:…………………………………………

Sinh ngày:…../…../….. Nam, Nữ: …..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………(2)

Nơi cư trú:……………………………………………………………………………………………………(3)

Số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (hoặc hộ chiếu): ………. ………………………………………. cấp ngày ….. / ….. /…..

Nơi cấp:………………….(4) Đã học lái xe tại:………………………………………..(5) năm………….

Hiện đã có giấy phép lái xe hạng:………………………………………………(6) số:……………..(7)

do:………………………………………………………………………………(8) cấp ngày…../…../…..(9)

Đề nghị cho tôi được đổi, cấp lại giấy phép lái xe cơ giới đường bộ hạng:…………..(10)

Lý do:………………………………………………………………………………………………………….(11)

Xin gửi kèm theo:

– 01 giấy chứng nhận sức khỏe;

– Bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, giấy phép lái xe sắp hết hạn;

– Hồ sơ gốc lái xe;

Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

……………, ngày ….. tháng ….. năm …..

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Hướng dẫn viết mẫu Đơn xin cấp đổi giấy phép lái xe chuẩn nhất

(1) Sở Giao thông Vận tải xin cấp đổi bằng lái xe;

(2) Nơi đăng ký hộ khẩu thuờng trú là nơi ghi trên sổ hộ khẩu;

(3) Nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

(4) Nơi cấp ghi trên bằng lái xe cũ;

(5) Nơi học lái xe thực tế để thi bằng lái xe xin cấp đổi;

(6) Hạng giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe;

(7) Số giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe;

(8) Nơi cấp in trên giấy phép lái xe;

(9) Ngày cấp in trên giấy phép lái xe cũ;

(10) Hạng giấy phép lái xe muốn xin cấp, đổi mới;

(11) Lý do thực tế như: sắp hết hạn/mất/quá hạn/đổi…

The post Mẫu Đơn xin cấp đổi Giấy phép lái xe và hướng dẫn viết appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/mau-don-xin-cap-doi-giay-phep-lai-xe-va-huong-dan-viet.html/feed 0
Các lỗi bị tước giấy phép lái xe https://kienthucphapluat.com.vn/cac-loi-bi-tuoc-giay-phep-lai-xe.html https://kienthucphapluat.com.vn/cac-loi-bi-tuoc-giay-phep-lai-xe.html#respond Tue, 10 Aug 2021 10:18:07 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=486 Tổng hợp các lỗi bị tước giấy phép lái xe năm 2021 Tước giấy phép lái xe thực chất là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong một thời gian nhất định do có vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông. Từ ngày 01/01/2020, các lỗi bị tước giấy phép lái xe …

The post Các lỗi bị tước giấy phép lái xe appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Tổng hợp các lỗi bị tước giấy phép lái xe năm 2021

Tước giấy phép lái xe thực chất là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong một thời gian nhất định do có vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông. Từ ngày 01/01/2020, các lỗi bị tước giấy phép lái xe của ô tô, xe máy được thực hiện theo Nghị định 100 năm 2019.

Các lỗi bị tước giấy phép lái xe đối với xe máy

STT

Lỗi

Thời hạn tước

1

Chở theo từ 03 người trở lên trên xe

01 – 03 tháng

2

Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn

3

Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển

4

Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ

5

Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

6

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

7

Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính

8

Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”

9

Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép

10

Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông

11

Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy

02 – 04 tháng

12

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h

13

– Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông

– Đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông

– Không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông

14

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe

– Dùng chân điều khiển xe

– Ngồi về một bên điều khiển xe

– Nằm trên yên xe điều khiển xe

– Thay người điều khiển khi xe đang chạy;

– Quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe

15

Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị

16

Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh

17

Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định

18

Thực hiện những lỗi sau gây tai nạn giao thông:

– Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường

– Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù)

– Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau

– Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên

– Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;

– Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;

– Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định

– Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép

– Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính

– Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông

– Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau

– Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên

– Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật

– Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước

– Chở theo từ 03 người trở lên trên xe

– Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định

– Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác

– Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần

– Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ

– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

– Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

– Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính

19

Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc

03 – 05 tháng

 

20

Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn

21

Có hành vi sau mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ:

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định

22

Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các hành vi sau:

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định

23

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

10 – 12 tháng

24

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

16 – 18 tháng

25

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

22 – 24 tháng

26

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ

27

Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy

28

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ

 

55 lỗi mà người đi xe máy sẽ bị tước giấy phép lái xe
Tổng hợp các lỗi bị tước giấy phép lái xe năm 2021 (Ảnh minh họa)

Các lỗi bị tước giấy phép lái xe đối với ô tô

STT

Lỗi

Thời hạn tước

1

Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn

01 – 03 tháng

 

 

2

Điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác, vật khác (trừ trường hợp kéo theo một rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được); điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau

3

Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển

4

Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường

5

Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển

6

Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí

7

Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ

8

Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông

9

Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên

10

Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt

11

Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn

12

Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định

13

Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe

14

Điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng của xe không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật

15

Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng

16

Điều khiển xe không gắn biển số

17

Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng

18

Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định

19

Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật

20

Điều khiển xe đăng ký tạm, xe có phạm vi hoạt động hạn chế hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép

21

Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên

22

Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp

23

Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe

24

Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông

25

Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông

26

Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”

02 – 04 tháng

27

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h

28

Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc

29

– Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông

– Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông

– Không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông…

30

Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường

31

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h

32

Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông

03 – 05 tháng

33

Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định

05 – 07 tháng

34

Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn

35

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

10 – 12 tháng

36

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

16 – 18 tháng

37

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

22 – 24 tháng

38

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ

39

Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy

40

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ

The post Các lỗi bị tước giấy phép lái xe appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/cac-loi-bi-tuoc-giay-phep-lai-xe.html/feed 0
Hướng dẫn tra cứu Giấy phép lái xe https://kienthucphapluat.com.vn/huong-dan-tra-cuu-giay-phep-lai-xe.html https://kienthucphapluat.com.vn/huong-dan-tra-cuu-giay-phep-lai-xe.html#respond Tue, 10 Aug 2021 10:17:36 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=484 Hướng dẫn tra cứu Giấy phép lái xe đơn giản và nhanh chóng nhất Hiện nay, văn bằng, chứng chỉ và các loại giấy tờ cá nhân, trong đó có Giấy phép lái xe (GPLX) rất dễ bị làm giả với hình thức rất tinh vi mà mắt thường đôi khi khó phân biệt được. …

The post Hướng dẫn tra cứu Giấy phép lái xe appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Hướng dẫn tra cứu Giấy phép lái xe đơn giản và nhanh chóng nhất

Hiện nay, văn bằng, chứng chỉ và các loại giấy tờ cá nhân, trong đó có Giấy phép lái xe (GPLX) rất dễ bị làm giả với hình thức rất tinh vi mà mắt thường đôi khi khó phân biệt được. Để giúp bạn đọc biết nhận diện được Giấy phép thật giả, LuatVietnam sẽ hướng dẫn cách tra cứu GPLX đơn giản và nhanh chóng nhất.

Giấy phép lái xe là gì? Sự cần thiết tra cứu GPLX

Giấy phép lái xe hay còn được gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới như xe máy, ô tô, xe bus, xe tải,…

Các loại GPLX được phép lưu hành tại Việt Nam gồm:

– Giấy phép lái xe điều khiển các loại xe mô tô và xe ba bánh: A1, A2, A3, A4.

– Giấy phép lái xe điều khiển các loại xe ô tô mà xe đầu kéo có rơ moóc: B11, B12, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE…

Hiện nay, tình trạng làm giả GPLX không hề hiếm gặp. Có nhiều tổ chức nhận làm giả GPLX, thi hộ diễn ra một cách công khai. Hầu hết đều cam kết chỉ cần đóng tiền mà không cần học và thi vẫn sẽ có GPLX. Tuy nhiên, đây đều là giấy tờ giả.

Chính vì vậy, việc tra cứu GPLX là điều cần thiết. Cùng với đó, nếu tò mò về việc tra cứu GPLX, bạn đọc cũng có thể tham khảo các cách sau đây.

Cách tra cứu Giấy phép lái xe đơn giản và nhanh chóng nhất

* Cách 1: Tra cứu trên trực tiếp trên wedsite https://gplx.gov.vn/

Bước 1: Truy cập link tra cứu: https://gplx.gov.vn/

Đây là trang thông tin điện tử chính thức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc tra cứu GPLX, đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam – đảm bảo thông tin chính thống, chuẩn xác nhất.

Các wedsite tra cứu GPLX khác đều không đảm bảo tính chính xác. Thậm chí còn có các wed tra cứu giả do chính bên làm giả GPLX tạo ra để lừa người đăng ký làm GPLX mà không cần thi.

tra cuu giay phep lai xeHướng dẫn tra cứu Giấy phép lái xe chính xác nhất (Ảnh minh họa)

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin

Tại Mục Tra cứu GPLX ở góc phía trên bên phải màn hình, nhập đầy đủ thông tin gồm:

– Loại GPLX: Chọn mục tương ứng với GPLX đang cần kiểm tra:

+ GPLX PET (có thời hạn): Bao gồm các loại bằng lái xe hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE.

+ GPLX PET (không thời hạn): Bao gồm các loại bằng lái xe hạng A1, A2 và A3.

+ GPLX cũ (làm bằng giấy bìa): Nếu bằng lái của bạn được cấp trước tháng 7 năm 2013, giấy phép lái xe cũ bằng giấy ép nhựa bên ngoài.

– Số GPLX: Là dãy số đỏ ngay bên dưới dòng chữ GIẤY PHÉP LÁI XE/DRIVER’S LICENSE. Nhập đầy đủ dãy số bao gồm cả các ký tự chữ (nếu có).

– Ngày/tháng/năm sinh:

+ GPLX PET: Nhập ngày sinh theo cú pháp: yyyyMMdd (nghĩa là năm – tháng – ngày viết liền nhau). Ví dụ: Sinh ngày 19/02/1993 thì nhập vào dãy số 19930219.

+ GPLX cũ: Chỉ cần nhập vào năm sinh. Ví dụ: Sinh ngày 20/11/1981 thì nhập vào số 1981.

– Nhập mã bảo vệ: Mã bảo vệ theo các ký tự hiển thị.

Bước 3: Ấn nút Tra cứu và kiểm tra thông tin

Hệ thống sẽ trả kết quả như sau:

– Trường hợp 1: Nếu hiện đầy đủ và đúng với thông tin về bằng lái xe tra cứu như họ tên, hạng xe số seri, ngày trúng tuyển, nơi cấp, ngày cấp và ngày hết hạn: GPLX thật.

– Trường hợp 2: Thông tin trả về không khớp với GPLX của bạn thì là GPLX giả.

– Trường hợp 3: Hệ thống báo “Không tìm thấy số GPLX đã nhập

+ Kiểm tra lại thông tin xem đã nhập đúng chưa.

+ Nếu đã nhập đúng thì có hai khả năng:

  • GPLX giả.
  • Đã tham gia thi GPLX mà chưa hiện thì có thể do thông tin chưa được cập nhật lên hệ thống: Cần liên hệ Sở Giao thông vận tải nơi cấp GPLX để cập nhật thông tin.

* Cách 2: Tra cứu GPLX qua hệ thống tin nhắn SMS

Cách này chỉ dành cho GPLX loại mới làm bằng vật liệu PET. Soạn tin theo cú pháp bên dưới:

TC [dấu cách] [Số GPLX] rồi gửi đến số 0936.083.578 hoặc 0936.081.778

Ví dụ: TC AS153491 gửi 0936.083.578

Phí tin nhắn: Khoảng 500 – 2000 đồng.

Sau khi gửi tin nhắn, hệ thống sẽ tự động phản hồi các thông tin GPLX cần tra cứu đến điện thoại bao gồm: Hạng bằng lái, số seri, ngày hết hạn, trạng thái vi phạm.

Sử dụng Giấy phép lái xe giả bị phạt thế nào?

Việc sử dụng Giấy phép lái xe giả thì tùy từng trường hợp mà người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP với các mức sau:

Phương tiện

Mức phạt lỗi sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp

Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự 800.000 – 01 triệu đồng

(Điểm a khoản 5 Điều 21)

Tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp

(Điểm a khoản 9 Điều 21)

Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh 03 – 04 triệu đồng

(Điểm b khoản 7 Điều 21)

Xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô 04 – 06 triệu đồng

(Điểm b khoản 8 Điều 21)

The post Hướng dẫn tra cứu Giấy phép lái xe appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/huong-dan-tra-cuu-giay-phep-lai-xe.html/feed 0
Danh sách các loại biển báo tốc độ và mức phạt vi phạm https://kienthucphapluat.com.vn/danh-sach-cac-loai-bien-bao-toc-do-va-muc-phat-vi-pham.html https://kienthucphapluat.com.vn/danh-sach-cac-loai-bien-bao-toc-do-va-muc-phat-vi-pham.html#respond Tue, 10 Aug 2021 10:16:56 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=482 Các loại biển báo tốc độ và mức phạt vi phạm mới nhất Một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến hiện nay là lỗi chạy quá tốc độ hoặc dưới tốc độ tối thiểu cho phép. Trong bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ thông tin tới bạn đọc các loại biển báo …

The post Danh sách các loại biển báo tốc độ và mức phạt vi phạm appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Các loại biển báo tốc độ và mức phạt vi phạm mới nhất

Một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến hiện nay là lỗi chạy quá tốc độ hoặc dưới tốc độ tối thiểu cho phép. Trong bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ thông tin tới bạn đọc các loại biển báo tốc độ và mức phạt vi phạm lỗi tốc độ mới nhất.

Các loại biển báo giới hạn tốc độ hiện nay

Hiện nay, theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, có khá nhiều loại biển báo tốc độ. Cụ thể:

1 – Biển báo giới hạn tốc độ cho phép

* Biển báo tốc độ tối đa cho phép

Biển báo tốc độ tối đa cho phép được ký hiệu là P.127. Biển này có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối đa vượt quá trị số ghi trên biển trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Biển số P.127

Loại biển báo này thường được đặt tại các đoạn đường đi qua khu đông dân cư, những đoạn đường đông xe qua lại, công trình, cần hạn chế tốc độ của các phương tiện đi lại.

Ví dụ trên biển báo ghi là 40 thì lái xe chỉ được lưu thông với tốc độ tối đa là 40km/h, nếu chạy với tốc độ lớn hơn sẽ bị xử phạt vi phạm giao thông.

Nhóm biển số P.127 còn gồm các loại biển báo tốc độ sau:

– Biển số P.127a “Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm” quy định tốc độ tối đa về ban đêm cho các phương tiện.

Biển số P.127a

– Biển số P.127b “Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường” quy định tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường. Xe chạy trên làn nào phải tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.

Biển số P.127b

– Biển số P.127c “Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường” quy định tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện trên từng làn đường. Các loại phương tiện phải đi đúng làn đường và tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.

Biển số P.127c

* Biển báo tốc độ tối thiểu cho phép

Biển báo tốc độ tối thiểu cho phép mang số hiệu R.306 để báo tốc độ tối thiểu cho phép các xe cơ giới chạy. Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe cơ giới vận hành với tốc độ không nhỏ hơn trị số ghi trên biển trong điều kiện giao thông thuận lợi và an toàn.

Các loại xe có tốc độ tối đa theo quy định của nhà sản xuất không đạt tốc độ tối thiểu đã ghi trên biển không được phép đi vào đường này.

Biển số R.306

Ví dụ biển ghi số 30 thì các xe chạy vào phần đường có gắn biển này phải chạy với tốc độ ít nhất là 30 km/h. Nếu đi với tốc độ nhỏ hơn sẽ bị phạt.

2 – Biển báo hết hạn chế tốc độ giới hạn

* Biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa

Biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa gồm các loại biển báo sau:

– Biển số DP.134 “Hết tốc độ tối đa cho phép” báo hết đoạn đường tốc độ tối đa. Kể từ biển này, các xe được phép chạy với tốc độ tối đa đã quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

Biển số DP.134

– Biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” báo hết đoạn đường mà nhiều biển báo cấm cùng hết hiệu lực.

Biển số DP.135

– Biển số DP.127 “Biển hết tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép” báo hết đoạn đường tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép. Kể từ biển này, các xe được phép chạy với tốc độ tối đa đã quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

Biển số DP.127

* Biển báo hết hạn chế tốc độ tối thiểu

Biển báo hết hạn tốc độ tối thiểu có số hiệu R.307, báo hết đoạn đường tốc độ tối thiểu. Kể từ biển này các xe được phép chạy chậm hơn trị số ghi trên biển nhưng không được gây cản trở các xe khác.

Biển số R.307

Mức phạt vi phạm các lỗi chạy xe không đúng tốc độ quy định

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện vi phạm chạy quá tốc độ cho phép hoặc chậm hơn so với mức quy định đều có thể bị xử phạt vi phạm giao thông. Cụ thể:

Lỗi vi phạm

Mức phạt vi phạm

Xe máy

Ô tô

Phạt tiền

Xử phạt bổ sung

Phạt tiền

Xử phạt bổ sung

Chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép

100.000 – 200.000 đồng

(Điểm q khoản 1 Điều 6)

Không áp dụng

800.000 – 01 triệu đồng

(Điểm s khoản 3 Điều 5)

Không áp dụng

Chạy quá tốc độ từ 05 – 10km/h

200.000 – 300.000 đồng

(Điểm c khoản 2 Điều 6)

Không áp dụng

800.000 – 01 triệu đồng (Điểm a khoản 3 Điều 5)

Không áp dụng

Chạy quá tốc độ từ 10 – 20km/h

600.000 – 01 triệu đồng

(Điểm a khoản 4 Điều 6)

Không áp dụng

03 – 05 triệu đồng

(Điểm i khoản 5 Điều 5)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng

(Điểm b khoản 11 Điều 5)

Chạy quá tốc độ trên 20 – 35km/h

(Với xe máy: trên 20km/h)

04 – 05 triệu đồng

(Điểm a khoản 7 Điều 6)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

(Điểm c khoản 10 Điều 6)

06 – 08 triệu đồng

(Điểm a khoản 6 Điều 5)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

(Điểm c khoản 11 Điều 5)

Chạy quá tốc độ trên 35km/h

Không áp dụng

Không áp dụng

10 – 12 triệu đồng

(Điểm c Khoản 7 Điều 5)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

(Điểm c khoản 11 Điều 5)

The post Danh sách các loại biển báo tốc độ và mức phạt vi phạm appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/danh-sach-cac-loai-bien-bao-toc-do-va-muc-phat-vi-pham.html/feed 0