Cán bộ - công chức - viên chức - Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam https://kienthucphapluat.com.vn/can-bo-cong-chuc-vien-chuc kienthucluat.com.vn Fri, 03 Sep 2021 03:29:43 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 Vi phạm giao thông, Đảng viên bị phạt thế nào? https://kienthucphapluat.com.vn/vi-pham-giao-thong-dang-vien-bi-phat-the-nao.html https://kienthucphapluat.com.vn/vi-pham-giao-thong-dang-vien-bi-phat-the-nao.html#respond Tue, 10 Aug 2021 16:29:03 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=811 Vi phạm giao thông, Đảng viên bị phạt thế nào? Khi vi phạm pháp luật, Đảng viên ngoài bị phạt hành chính hoặc hình sự thì còn có thể bị xử lý kỷ luật Đảng. Vậy nếu Đảng viên vi phạm giao thông thì bị phạt thế nào? Vi phạm giao thông có bị đi …

The post Vi phạm giao thông, Đảng viên bị phạt thế nào? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Vi phạm giao thông, Đảng viên bị phạt thế nào?

Khi vi phạm pháp luật, Đảng viên ngoài bị phạt hành chính hoặc hình sự thì còn có thể bị xử lý kỷ luật Đảng. Vậy nếu Đảng viên vi phạm giao thông thì bị phạt thế nào?

Vi phạm giao thông có bị đi tù không?

Khoản 4 Điều 4 Luật Giao thông đường bộ nêu rõ:

Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Như vậy, việc chấp hành mọi quy tắc giao thông, đi đúng phần đường, thực hiện theo quy định của pháp luật khi tham gia giao thông là nghĩa vụ của tất cả công dân.

Nếu vi phạm thì tùy vào mức độ vi phạm, lỗi… mà người tham gia giao thông có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính

Hiện nay, mức phạt cụ thể của các lỗi vi phạm giao thông được quy định tại Nghị định số 100/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó, có thể kể đến một số lỗi thường gặp nhau:

– Vượt đèn đỏ: Ô tô bị phạt từ 03 – 05 triệu đồng, tước bằng từ 01 – 03 tháng; xe máy bị phạt từ 600.000 – 01 triệu đồng, tước bằng từ 01 – 03 triệu đồng;

– Không có bằng lái xe: Ô tô bị phạt từ 04 – 06 triệu đồng, xe máy bị phạt từ 800.000 – 1,2 triệu đồng;

– Không có đăng ký xe: Ô tô bị phạt từ 02 – 03 triệu đồng; xe máy bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng…

Xem thêm: Bảng tra cứu mức phạt các lỗi vi phạm giao thông cơ bản

Chịu trách nhiệm hình sự

Ngoài bị xử phạt hành chính, những người vi phạm giao thông còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nêu tại Chương XXI Bộ luật Hình sự hiện nay với các Tội cụ thể:

– Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Điều 260 với mức phạt tù cao nhất đến 15 năm;

– Tội cản trở giao thông đường bộ tại Điều 261 với mức phạt tù cao nhất đến 10 năm;

– Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm an toàn tại Điều 262 với mức phạt tù cao nhất đến 10 năm;

– Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại Điều 264 với mức phạt tù cao nhất đến 07 năm;

– Tội tổ chức đua xe trái phép tại Điều 265 với mức phạt tù cao nhất đến tù chung thân…

Đảng viên vi phạm giao thông bị kỷ luật thế nào? Có kỷ luật Đảng viên khi vi phạm giao thông không? (Ảnh minh họa)

 

Đảng viên vi phạm giao thông bị kỷ luật thế nào?

Theo Điều 35 Điều lệ Đảng, tổ chức Đảng và Đảng viên vi phạm kỷ luật sẽ bị xử lý công minh, chính xác, kịp thời với các hình thức sau đây:

– Đối với tổ chức Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;

– Đối với Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;

– Đối với Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Đặc biệt, Đảng viên vi phạm phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật. Nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức Đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật.

Tuy nhiên, theo Quy định số 102-QĐ/TW, không có quy định về việc xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm giao thông. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 1 Quy định 102 này nêu rõ:

Trường hợp đảng viên vi phạm những nội dung chưa có trong Quy định này thì căn cứ vào quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận dụng Quy định này để xử lý kỷ luật cho phù hợp

Do đó, mặc dù trong Quy định 102 không quy định hình thức kỷ luật Đảng viên vi phạm giao thông nhưng căn cứ nội dung trên tại Quy định 102, dựa vào Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận dụng Quy định này để xử lý kỷ luật cho phù hợp.

Theo đó, khoản 5 Điều 1 Quy định 102 khẳng định:

– Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ”;

– Bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ;

– Nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà xem xét, thi hành kỷ luật Đảng một cách thích hợp.

Đồng thời, kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, đoàn thể hay các hình thức xử lý của pháp luật. Do đó, nếu Đảng viên vi phạm giao thông đến mức bị phạt hành chính thì ngoài phải nộp tiền phạt hành chính còn căn cứ vào mức độ để xem xét một trong các hình thức kỷ luật Đảng nêu trên.

Riêng trường hợp vi phạm giao thông đến mức bị tuyên phạt tù từ cải tạo không giam giữ trở lên thì sẽ bị khai trừ khỏi Đảng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án của Tòa án tuyên hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên có hiệu lực thì Tòa án sẽ sao và gửi bản án đến cấp ủy quản lý Đảng viên để cấp ủy khai trừ Đảng viên này (theo Điều 2 Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW).

Không chỉ vậy, mặc dù tại Quy định 102 không đề cập đến trường hợp vi phạm giao thông nhưng tại điểm b khoản 1 Điều 33 Quy định này lại có quy định:

1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

[…]

Vi phạm các quy định về cấm uống rượu, bia làm ảnh hưởng đến tư cách Đảng viên.

Nếu đã bị kỷ luật khiển trách về hành vi này mà Đảng viên vẫn tiếp tục tái phạm thì sẽ bị cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ); nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị khai trừ.

Tại Nghị định 100 năm 2019, Chính phủ cũng đã liệt kê rất nhiều mức phạt với hành vi vi phạm do uống rượu bia. Do đó, nếu Đảng viên uống rượu, bia khiến ảnh hưởng đến tư cách Đảng viên thì có thể bị kỷ luật cao nhất là khai trừ.

Nói tóm lại: Mặc dù không có quy định cụ thể về hình thức kỷ luật Đảng viên khi vi phạm giao thông nhưng sẽ căn cứ vào mức độ, tính chất, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng… để áp dụng một hình thức kỷ luật Đảng viên phù hợp.

The post Vi phạm giao thông, Đảng viên bị phạt thế nào? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/vi-pham-giao-thong-dang-vien-bi-phat-the-nao.html/feed 0
Đảng viên vi phạm đạo đức, lối sống bị kỷ luật thế nào? https://kienthucphapluat.com.vn/dang-vien-vi-pham-dao-duc-loi-song-bi-ky-luat-the-nao.html https://kienthucphapluat.com.vn/dang-vien-vi-pham-dao-duc-loi-song-bi-ky-luat-the-nao.html#respond Tue, 10 Aug 2021 16:28:23 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=809 Đảng viên vi phạm đạo đức, lối sống bị kỷ luật thế nào? Đạo đức, lối sống lành mạnh là một trong những yêu cầu của Đảng viên hiện nay. Vậy nếu Đảng viên vi phạm quy định này thì bị kỷ luật thế nào? Tiêu chuẩn đạo đức, lối sống của Đảng viên là …

The post Đảng viên vi phạm đạo đức, lối sống bị kỷ luật thế nào? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Đảng viên vi phạm đạo đức, lối sống bị kỷ luật thế nào?

Đạo đức, lối sống lành mạnh là một trong những yêu cầu của Đảng viên hiện nay. Vậy nếu Đảng viên vi phạm quy định này thì bị kỷ luật thế nào?

Tiêu chuẩn đạo đức, lối sống của Đảng viên là gì?

Theo Điều 1 Điều lệ Đảng, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân;

– Chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

– Có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh;

– Gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Trong đó, theo điểm a khoản 3.2 Điều 3 Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW, phẩm chất đạo đức, lối sống được quy định gồm:

– Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;

– Việc giữ gìn đạo đức, lối sống, phát huy tính tiên phong, gương mẫu của người Đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân;

– Tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;

– Ý thức xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị và giữ gìn đoàn kết nội bộ.

Đây cũng là 1 trong những các tiêu chí về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và khung tiêu chí đánh giá của Đảng viên.

dang vien vi pham dao duc loi song Đảng viên vi phạm đạo đức lối sống bị kỷ luật thế nào? (Ảnh minh họa)

Kê khai tài sản không trung thực là suy thoái đạo đức, lối sống?

Theo khoản 2 mục II Nghị quyết 04/NQ-TW, kê khai tài sản, thu nhập không trung thực là biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống. Ngoài ra, các biểu hiện khác được liệt kê gồm:

– Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình.

– Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.

– Mắc bệnh “thành tích”, háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, “đánh bóng” tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; “chạy thành tích”, “chạy khen thưởng”, “chạy danh hiệu”.

– Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.

– Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách Nhà nước, đất đai, tài nguyên…; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tuỳ tiện, vô nguyên tắc…

– Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.

– Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội… Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

– Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp…

Như vậy, có thể thấy, việc Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức không kê khai tài sản, thu nhập trung thực là biểu hiện của việc suy thoái đạo đức, lối sống.

 

Vi phạm đạo đức, lối sống, Đảng viên bị kỷ luật thế nào?

Như phân tích ở trên, đạo đức, lối sống là một trong những tiêu chí dùng để đánh giá, xếp loại chất lượng với Đảng viên. Theo Điều 7 Quy định 102-QĐ/TW, nếu vi phạm – có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, Đảng viên có thể bị kỷ luật như sau:

– Gây hậu quả ít nghiêm trọng: Khiển trách;

– Đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng: Cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ);

– Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng: Khai trừ.

Như vậy, căn cứ vào mức độ vi phạm về đạo đức, lối sống, Đảng viên có thể bị khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ) thậm chí là khai trừ khỏi Đảng.

The post Đảng viên vi phạm đạo đức, lối sống bị kỷ luật thế nào? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/dang-vien-vi-pham-dao-duc-loi-song-bi-ky-luat-the-nao.html/feed 0
Đảng viên dự bị bị kỷ luật có được chuyển chính thức? https://kienthucphapluat.com.vn/dang-vien-du-bi-bi-ky-luat-co-duoc-chuyen-chinh-thuc-2.html https://kienthucphapluat.com.vn/dang-vien-du-bi-bi-ky-luat-co-duoc-chuyen-chinh-thuc-2.html#respond Tue, 10 Aug 2021 16:27:49 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=807 Đảng viên dự bị bị kỷ luật có được chuyển chính thức? Sau khi hết thời gian dự bị, Đảng viên dự bị sẽ được chuyển thành chính thức. Tuy nhiên, nếu Đảng viên dự bị đang bị kỷ luật hoặc trước đó đã bị kỷ luật thì có được chuyển chính thức không? Điều …

The post Đảng viên dự bị bị kỷ luật có được chuyển chính thức? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Đảng viên dự bị bị kỷ luật có được chuyển chính thức?

Sau khi hết thời gian dự bị, Đảng viên dự bị sẽ được chuyển thành chính thức. Tuy nhiên, nếu Đảng viên dự bị đang bị kỷ luật hoặc trước đó đã bị kỷ luật thì có được chuyển chính thức không?

Điều 5 Điều lệ Đảng nêu rõ:

Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công Đảng viên chính thức giúp Đảng viên đó tiến bộ.

Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận Đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách Đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách Đảng viên dự bị.

Căn cứ quy định này, khi muốn trở thành Đảng viên chính thức thì người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức kết nạp. Trong thời gian dự bị này, người được kết nạp vẫn phải tiếp tục rèn luyện để đủ điều kiện, tư cách trở thành Đảng viên.

Sau khi hết thời gian dự bị sẽ có 02 trường hợp xảy ra:

– Nếu đủ tư cách Đảng viên thì được xét công nhận Đảng viên chính thức từng người một;

– Nếu không đủ tư cách Đảng viên thì sẽ bị xóa tên trong danh sách Đảng viên dự bị.

Đồng nghĩa, sau khi dự bị 12 tháng, nếu đủ tư cách Đảng viên thì được xét chuyển chính thức, nếu không đủ tư cách Đảng viên thì bị xóa tên trong danh sách Đảng viên dự bị và không được xét chuyển chính thức.

dang vien du bi bi ky luat
Đảng viên dự bị bị kỷ luật có được chuyển chính thức? (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, theo Điều 35 Điều lệ Đảng, Đảng viên dự bị sẽ bị kỷ luật theo 02 hình thức là khiển trách và cảnh cáo. (không giống Đảng viên chính thức bị khiển trách, cảnh cáo, cách chức và khai trừ khỏi Đảng).

Đặc biệt, tại điểm 2.3 khoản 2 Điều 35 mục II Quy định 30-QĐ/TW năm 2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định:

Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo và khi hết thời hạn dự bị, chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận Đảng viên chính thức. Nếu vi phạm đến mức không còn đủ tư cách Đảng viên thì xóa tên trong danh sách Đảng viên.

Như vậy, từ các quy định trên, có thể thấy, Đảng viên dự bị bị kỷ luật thì khi hết thời gian dự bị vẫn được xem xét công nhận Đảng viên chính thức. Chỉ khi không còn đủ tư cách Đảng, bị xóa tên khỏi danh sách Đảng viên thì Đảng viên dự bị mới không được chuyển chính thức.

Riêng với đối tượng Đảng viên dự bị sinh hoạt đơn lẻ ở ngoài nước, tiết a điểm 6.3.3 khoản 6.3 Điều 6 Quy định 29-QĐ/TW quy định, Đảng viên dự bị này phải làm bản tự kiểm điểm về tư cách Đảng viên và việc thực hiện nhiệm vụ được giao trong thời gian sinh hoạt đơn lẻ.

Khi đó, cấp ủy trực tiếp quản lý Đảng viên ở ngoài nước căn cứ vào nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi đi và kiểm điểm của Đảng viên này để xét công nhận Đảng viên chính thức.

Những nội dung để công nhận Đảng viên chính thức được thực hiện như quy định nêu trên.

Nói tóm lại, nếu Đảng viên dự bị bị kỷ luật thì vẫn được xem xét chuyển thành Đảng viên chính thức nếu chưa vi phạm đến mức không đủ tư cách Đảng và bị xóa tên khỏi danh sách Đảng viên.

The post Đảng viên dự bị bị kỷ luật có được chuyển chính thức? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/dang-vien-du-bi-bi-ky-luat-co-duoc-chuyen-chinh-thuc-2.html/feed 0
Đảng viên đánh đập vợ con bị xử lý thế nào? https://kienthucphapluat.com.vn/dang-vien-danh-dap-vo-con-bi-xu-ly-the-nao.html https://kienthucphapluat.com.vn/dang-vien-danh-dap-vo-con-bi-xu-ly-the-nao.html#respond Tue, 10 Aug 2021 16:27:27 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=805 Đảng viên đánh đập vợ con bị xử lý thế nào? Bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật nên người nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm. Vậy Đảng viên đánh vợ có phải là hành vi bạo lực gia đình không? Nếu có thì bị xử lý thế nào? …

The post Đảng viên đánh đập vợ con bị xử lý thế nào? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Đảng viên đánh đập vợ con bị xử lý thế nào?
Bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật nên người nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm. Vậy Đảng viên đánh vợ có phải là hành vi bạo lực gia đình không? Nếu có thì bị xử lý thế nào?

Đánh vợ đến mức độ nào thì bị coi là bạo lực gia đình?

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế của thành viên này đối với thành viên khác trong gia đình. Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định các hành vi sau đây bị coi là bạo lực gia đình:

– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

– Cưỡng ép quan hệ tình dục;

– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Có thể thấy, đánh vợ cũng là một trong những hành vi bạo lực gia đình bởi đây là hành vi xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của thành viên khác trong gia đình. Do đó, chỉ cần đánh vợ hoặc cố ý làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác trong gia đình thì đều là biểu hiện của bạo lực gia đình.

dang vien danh vo
Đảng viên đánh vợ con bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

 

Đảng viên đánh vợ, con có thể bị khai trừ?

Theo khoản 17 Điều 1 Quy định 47-QĐ/TW, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định những điều Đảng viên không được làm gồm:

Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; cho vay trái quy định của pháp luật; sử dụng các chất ma tuý; uống rượu, bia đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác.

Vi phạm đạo đức nghề nghiệp; có hành vi bạo lực trong gia đình, vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, sống chung với người khác như vợ chồng; bản thân hoặc để con kết hôn với người nước ngoài trái quy định.

Trong đó, hành vi bạo lực gia đình xâm hại về thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế được khoản 7 Điều 17 Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW liệt kê gồm:

– Ngược đãi, hành hạ, đánh đập, lăng mạ, cô lập, xua đuổi, ngăn cản thực hiện nghĩa vụ;

– Cưỡng ép, chiếm đoạt, tạo tình trạng phụ thuộc đối với ông, bà, bố, mẹ, vợ (chồng), con, cháu, anh, chị, em và các thành viên khác trong gia đình (kể cả vợ, chồng và các thành viên khác của gia đình đã ly hôn).

– Có hành vi xúi giục, gây bạo lực, cản trở việc ngăn chặn bạo lực gia đình hoặc bao che không xử lý hành vi bạo lực gia đình.

Đồng thời, theo Điều 32 Quy định 102, Đảng viên có thể bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng nếu vi phạm quy định về bạo lực gia đình với hành vi:

Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên trong gia đình

Căn cứ quy định trên, Đảng viên nếu đánh vợ có thể bị khai trừ khỏi Đảng. Ngoài ra, đánh vợ, Đảng viên còn có thể bị xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Xử phạt hành chính

Theo Điều 49 Nghị định 167/2013, nếu đánh đập, gây thương tích cho thành viên gia đình thì bị phạt từ 01 – 1,5 triệu đồng. Riêng việc dùng công cụ, phương tiện hoặc vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình thì bị phạt từ 1,5 – 02 triệu đồng.

Chịu trách nhiệm hình sự

Ngoài xử phạt hành chính, nếu Đảng viên đánh vợ đến một mức độ nào đó thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, sẽ bị xử lý hình sự về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nêu tại Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Cụ thể, người nào có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể thành viên trong gia đình thường xuyên làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác, tinh thần hoặc đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.

Nếu phạm tội với người dưới 16 tuổi, phụ nữ biết có thai, người già yếu, khuyết tật nặng, đặc biệt nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì bị phạt tù từ 02 – 05 năm.

Là căn cứ để Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn

Điểm h khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ, bạo lực gia đình là một trong những hành vi bị cấm. Đây cũng là điều kiện để Tòa án giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên (Căn cứ Điều 56 Luật này). Cụ thể như sau:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình […] làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

The post Đảng viên đánh đập vợ con bị xử lý thế nào? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/dang-vien-danh-dap-vo-con-bi-xu-ly-the-nao.html/feed 0
Đảng viên đánh bạc bị xử lý thế nào? https://kienthucphapluat.com.vn/dang-vien-danh-bac-bi-xu-ly-the-nao.html https://kienthucphapluat.com.vn/dang-vien-danh-bac-bi-xu-ly-the-nao.html#respond Tue, 10 Aug 2021 16:26:38 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=803 Đảng viên đánh bạc bị xử lý thế nào? Đánh bạc (hay cờ bạc, bài bạc…) là một trong những hành vi nhiều người vi phạm nhất hiện nay. Vậy với đối tượng Đảng viên thì sao? Nếu đánh bạc, Đảng viên bị xử lý thế nào? Đảng viên bị khai trừ ngay nếu đánh bạc? …

The post Đảng viên đánh bạc bị xử lý thế nào? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Đảng viên đánh bạc bị xử lý thế nào?

Đánh bạc (hay cờ bạc, bài bạc…) là một trong những hành vi nhiều người vi phạm nhất hiện nay. Vậy với đối tượng Đảng viên thì sao? Nếu đánh bạc, Đảng viên bị xử lý thế nào?

Đảng viên bị khai trừ ngay nếu đánh bạc?

Theo điểm a Khoản 2 Điều 31 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017, Đảng viên tham gia đánh bạc thì bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức nếu có chức vụ.

Nếu Đảng viên là chủ mưu, khởi xướng, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức hoặc đã bị xử lý về hành vi đánh bạc nhưng tiếp tục tái phạm thì có thể bị khai trừ khỏi Đảng.

Ngoài ra, Điều 2 Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW cũng quy định:

Đảng viên vi phạm bị kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ) thì tổ chức Đảng có thẩm quyền căn cứ vào quy định nêu trên để xem xét, quyết định cụ thể: Cảnh cáo hoặc cách chức một, một số hoặc tất cả các chức vụ trong Đảng đối với Đảng viên đó

Đảng viên vi phạm bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, nếu xét thấy không còn đủ uy tín thì tổ chức Đảng có thẩm quyền quyết định cho miễn nhiệm hoặc đề nghị cho thôi giữ chức vụ đó

Căn cứ các quy định trên, Đảng viên đánh bạc lần đầu thì có thể bị kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức hoặc miễn nhiệm, thôi giữ chức vụ nếu có chức vụ; tái phạm thì tùy vào mức độ, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng… có thể bị khai trừ khỏi Đảng.

Đảng viên cộng sản ở VN bị cấm rất nhiều thứ - BBC News Tiếng Việt

Đảng viên đánh bạc bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

Đánh bạc, Đảng viên có thể phải đi tù đến 7 năm

Theo khoản 5, khoản 6 Điều 2 Quy định 102 nêu trên, Đảng viên bị kỷ luật theo nguyên tắc sau đây:

– Nếu Đảng viên vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không xử lý nội bộ;

– Nếu Đảng viên bị Tòa án tuyên phạt tù từ cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ;

– Nếu Đảng viên bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà xem xét, thi hành kỷ luật Đảng thích hợp.

Đặc biệt: Kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật.

Do đó, bên cạnh việc kỷ luật Đảng, Đảng viên còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền đến 02 triệu đồng

Theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, đánh bạc sẽ bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng nếu:

– Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

– Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

– Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

– Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

Ngồi tù đến 07 năm tù

Ngoài bị xử phạt hành chính, nếu nghiêm trọng hơn, người đánh bạc có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm: Đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào thua bằng tiền/hiện vật trị giá từ 05 – dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 05 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm…

– Phạt tù từ 03 – 07 năm: Nếu thuộc một trong các hành vi sau đây: Có tính chất chuyên nghiệp; tiền/hiện vật dùng để đánh bạc trị giá 50 triệu đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm; sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.

Xem thêm…

Nói tóm lại, Đảng viên đánh bạc tùy vào tính chất, mức độ, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ… có thể bị xử phạt hành chính, chịu trách nhiệm hình sự hoặc bị kỷ luật cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ), thậm chí bị khai trừ khỏi Đảng.

The post Đảng viên đánh bạc bị xử lý thế nào? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/dang-vien-danh-bac-bi-xu-ly-the-nao.html/feed 0
Không đóng Đảng phí, Đảng viên bị xử lý thế nào? https://kienthucphapluat.com.vn/khong-dong-dang-phi-dang-vien-bi-xu-ly-the-nao.html https://kienthucphapluat.com.vn/khong-dong-dang-phi-dang-vien-bi-xu-ly-the-nao.html#respond Tue, 10 Aug 2021 16:26:06 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=801 Không đóng Đảng phí, Đảng viên bị xử lý thế nào? Đóng Đảng phí là một trong những nghĩa vụ mà một người Đảng viên phải thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay không thiếu trường hợp Đảng viên không đóng Đảng phí. Vậy khi đó, Đảng viên bị xử lý thế nào? Đảng viên bị …

The post Không đóng Đảng phí, Đảng viên bị xử lý thế nào? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Không đóng Đảng phí, Đảng viên bị xử lý thế nào?

Đóng Đảng phí là một trong những nghĩa vụ mà một người Đảng viên phải thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay không thiếu trường hợp Đảng viên không đóng Đảng phí. Vậy khi đó, Đảng viên bị xử lý thế nào?

Đảng viên bị xóa tên khi không đóng Đảng phí?

Điều 2 Điều lệ Đảng khẳng định, bên cạnh việc tuyệt đối trung thành với Đảng, phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng, không ngừng học tập, rèn luyện… Đảng viên còn có nhiệm vụ sinh hoạt Đảng và đóng Đảng phí đúng quy định.

Trong đó, việc thu, nộp Đảng phí do chi bộ thực hiện. Nếu Đảng viên sinh hoạt Đảng tạm thời thì đóng Đảng phí ở chi bộ nơi sinh hoạt Đảng tạm thời đó (Căn cứ tiết c điểm 6.3.2 khoản 6.3 Điều 6 Quy định 29-QĐ/TW).

Bởi vậy, khi Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng Đảng phí 03 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xóa tên trong danh sách Đảng viên (theo Điều 8 Điều lệ Đảng).

Đây cũng được quy định tại khoản 8.1 Điều 8 Quy định 29 năm 2016. Cụ thể, chi bộ xem xét, đề nghị cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách Đảng viên với trường hợp Đảng viên không đóng Đảng phí 03 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng.

Tuy nhiên, Quy định 29 cũng nêu rõ, nếu Đảng viên có khiếu nại trong trường hợp này thì chi bộ sẽ báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xem xét.

Căn cứ các quy định trên, có thể thấy, không phải mọi trường hợp Đảng viên không đóng Đảng phí đều bị xóa tên khỏi Đảng mà chỉ trong trường hợp Đảng viên không đóng Đảng phí 03 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng.

Xem thêm: 6 trường hợp Đảng viên bị xóa tên khỏi Đảng

Đảng viên cộng sản ở VN bị cấm rất nhiều thứ - BBC News Tiếng Việt
Xử lý Đảng viên không đóng Đảng phí thế nào? (Ảnh minh họa)

Cập nhật mức đóng Đảng phí mới nhất hiện nay

Căn cứ khoản 33.1 Điều 33 Quy định 29 năm 2016, Đảng viên đóng Đảng phí trên cơ sở tiền lương, tiền công, khoản thu nhập coi như tiền lương, tiền công, sinh hoạt phí và các khoản phụ cấp theo tiền lương, tiền công… theo quy định của Bộ Chính trị.

Trong đó, việc xác định tỷ lệ đóng Đảng phí căn cứ vào thu nhập hàng tháng của Đảng viên quy định cụ thể tại Quyết định 342-QĐ/TW ngày 28/12/2010:

– Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên: Đóng Đảng phí theo tỷ lệ % của thu nhập hàng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân);

– Đảng viên khó xác định được thu nhập: Quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.

Mức đóng cụ thể cũng được nêu tại Quyết định 342 như sau:

Đối tượng

Mức đóng hàng tháng

Đảng viên trong nước

Đảng viên trong cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang. 01% tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền công, sinh hoạt phí
Đảng viên hưởng lương BHXH. 0,5% mức tiền lương BHXH
Đảng viên làm việc trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế.  01% tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị
Đảng viên khác ở trong nước.  Từ 2.000 – 30.000 đồng/tháng
Đảng viên khác ở trong nước ngoài độ tuổi lao động. 50% mức đóng của Đảng viên trong độ tuổi lao động
Đảng viên ở nước ngoài
– Đi du học tự túc;

– Xuất khẩu lao động;

– Đi theo gia đình;

– Là thành phần tự do làm ăn sinh sống ở ngoài nước.

02 – 05 USD
– Làm việc tại cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước.

– Là lưu học sinh theo Hiệp định được nước ngoài tài trợ hoặc được đài thọ từ ngân sách Nhà nước.

01% mức sinh hoạt phí hằng tháng
Là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, cửa hàng dịch vụ. Tối thiểu 10 USD

Đặc biệt: Khuyến khích Đảng viên thuộc mọi đối tượng tự nguyện đóng Đảng phí cao hơn mức quy định trên nhưng phải được chi ủy đồng ý.

Xem thêm

Mẫu Đơn đề nghị miễn hoặc giảm Đảng phí
Mẫu Đơn đề nghị miễn hoặc giảm Đảng phí chi tiết nhất (Ảnh minh họa)

Khi nào Đảng viên được miễn đóng Đảng phí?

Mặc dù theo Điều lệ Đảng và các văn bản khác của Bộ Chính trị, việc đóng Đảng phí là nhiệm vụ của Đảng viên. Tuy nhiên, Quyết định 342 năm 2010 quy định:

Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu có Đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng Đảng phí, chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy cơ sở quyết định

Do đó, có thể thấy, để được xem xét, quyết định miễn hoặc giảm mức đóng Đảng phí, Đảng viên phải đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:

– Có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

– Có Đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng Đảng phí;

– Được chi bộ xem xét, báo cáo cấp ủy cơ sở và được cấp ủy cơ sở đồng ý.

Dưới đây là mẫu Đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng Đảng phí để quý Đảng viên và độc giả của LuatVietnam tham khảo:

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                                     Độc lập – tự do – hạnh phúc

ĐƠN XIN MIỄN/GIẢM ĐÓNG ĐẢNG PHÍ

Kính gửi: Chi bộ……………………………………………………………………..

Tôi tên là:………………… ………………………………………………………….

Sinh ngày:………………… ………………………………………………..……….

CMND/CCCD số:……….. …..………Ngày cấp:………….Nơi cấp:………..……

Hộ khẩu thường trú:…………………………..……………………………………..

Ngày vào Đảng:…………………..…………………………………………………..

Tôi làm đơn này xin trình bày một việc như sau:

Hiện nay, gia đình tôi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đã được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo số…………….. ngày……

Do đó, tôi làm đơn này kính đề nghị chi bộ………….. xem xét đồng thời kính đề nghị cấp ủy…………. xem xét và đồng ý cho tôi được miễn/giảm đóng Đảng phí.

Tôi xin cam đoan những thông tin, nội dung nêu trên là đúng sự thật. Nếu có sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước chi bộ ……………. và pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

…………., ngày…tháng…năm….

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Lưu ý: Gửi kèm Đơn đề nghị bản sao thẻ Đảng, giấy tờ, tài liệu chứng minh hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn như Giấy chứng nhận hộ nghèo…

The post Không đóng Đảng phí, Đảng viên bị xử lý thế nào? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/khong-dong-dang-phi-dang-vien-bi-xu-ly-the-nao.html/feed 0
Làm mất hồ sơ Đảng viên có bị kỷ luật không? https://kienthucphapluat.com.vn/lam-mat-ho-so-dang-vien-co-bi-ky-luat-khong.html https://kienthucphapluat.com.vn/lam-mat-ho-so-dang-vien-co-bi-ky-luat-khong.html#respond Tue, 10 Aug 2021 16:25:25 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=799 Làm mất hồ sơ Đảng viên có bị kỷ luật không? Theo quy định, hồ sơ Đảng viên là tài liệu mật của Đảng nên việc lưu trữ, bảo quản hết sức nghiêm ngặt. Vậy nếu làm mất hồ sơ Đảng viên thì người làm mất có bị kỷ luật không? Nếu có thì bị …

The post Làm mất hồ sơ Đảng viên có bị kỷ luật không? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Làm mất hồ sơ Đảng viên có bị kỷ luật không?

Theo quy định, hồ sơ Đảng viên là tài liệu mật của Đảng nên việc lưu trữ, bảo quản hết sức nghiêm ngặt. Vậy nếu làm mất hồ sơ Đảng viên thì người làm mất có bị kỷ luật không? Nếu có thì bị kỷ luật thế nào?

Bị kỷ luật thế nào nếu làm mất hồ sơ của Đảng viên?

Tại khoản 1.1 Điều 1 Mục II Hướng dẫn số 09, để được kết nạp Đảng, người muốn kết nạp phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ trong các giai đoạn khác nhau: Khi xem xét kết nạp Đảng, khi kết nạp Đảng, khi Đảng viên được công nhận chính thức.

Hằng năm, các cấp ủy chỉ đạo, kiểm tra việc bổ sung lý lịch Đảng viên và quản lý hồ sơ Đảng viên.

Xem thêmCác loại hồ sơ cần chuẩn bị để kết nạp Đảng

Quy định 29 năm 2016 nêu rõ, hồ sơ Đảng viên là tài liệu mật của Đảng, không được tẩy xóa, tự ý sửa chữa. Tổ chức Đảng phải quản lý chặt chẽ hồ sơ Đảng viên theo chế độ bảo mật.

Nếu trong quá trình quản lý hồ sơ Đảng viên mà làm mất thì người làm mất có thể phải chịu hình thức kỷ luật Đảng nêu tại Quy định số 102/QĐ-TW năm 2017, cụ thể:

– Kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức nếu có chức vụ: Thiếu trách nhiệm hoặc do động cơ cá nhân làm thất lạc, mất hồ sơ Đảng viên, tài liệu hồ sơ của tổ chức Đảng thuộc trách nhiệm quản lý; cung cấp hồ sơ Đảng viên cho người không có trách nhiệm biết trái quy định;

– Kỷ luật khai trừ: Vi phạm quy định nêu trên gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Như vậy, tùy vào mức độ, động cơ… hành vi làm mất hồ sơ của Đảng viên có thể bị kỷ luật và hình thức kỷ luật cao nhất là khai trừ khỏi Đảng.

Làm mất hồ sơ Đảng viên
Làm mất hồ sơ Đảng viên có bị kỷ luật không? (Ảnh minh họa)

Thủ tục lập lại hồ sơ chuyển sinh hoạt Đảng bị mất

Khi bị mất hồ sơ Đảng, Hướng dẫn 09 nêu rõ, Đảng viên để mất giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng và hồ sơ chuyển sinh hoạt Đảng phải báo cáo ngay với cấp ủy nơi đã làm thủ tục trước đó để tường trình rõ lý do bị mất.

Đồng thời phải làm bản xác nhận của công an xã, phường hoặc huyện, quận… nơi bị mất hồ sơ chuyển sinh hoạt Đảng để xem xét và giới thiệu với cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi xét, lập lại hồ sơ Đảng viên.

Cấp ủy cơ sở nơi đã giới thiệu Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng đi, kiểm tra kỹ lý do để mất hồ sơ chuyển sinh hoạt Đảng nêu trong bản tường trình của Đảng viên.

Nếu thấy Đảng viên quản lý không tốt để mất hồ sơ thì Đảng viên phải kiểm điểm rõ khuyết điểm trước khi cho lập lại hồ sơ.

Theo đó, việc lập lại hồ sơ bị mất được thực hiện như sau:

Bước 1: Đảng viên viết lại lý lịch Đảng viên, phiếu Đảng viên và bản tự kiểm điểm theo quy định.

Bước 2: Cấp ủy cơ sở thẩm tra, xác minh, chứng nhận lý lịch, phiếu Đảng viên và ghi nhận xét vào bản tự kiểm điểm của Đảng viên.

Chú ý: Qua thẩm tra, xác minh thấy Đảng viên khai không trung thực, phải xem xét thật kỹ lý do để mất hồ sơ, nếu thấy rõ hành vi để mất hồ sơ nhằm lược bỏ những nội dung đã ghi trong lý lịch trước đây với mục đích tư lợi thì tùy theo mức độ sai phạm để kỷ luật từ cảnh cáo đến khai trừ ra khỏi Đảng.

Bước 3: Sao lại quyết định kết nạp Đảng viên, quyết định công nhận Đảng viên chính thức (do văn phòng cấp ủy có thẩm quyền đang lưu giữ).

Bước 4: Làm lại thủ tục giới thiệu Đảng viên chuyển sinh hoạt đến Đảng bộ mới theo quy định.

Trong đó, tất cả các văn bản nêu trên được lập thành mục lục hồ sơ và đưa vào trong hồ sơ lập lại của Đảng viên.

Riêng một số trường hợp đặc biệt, hồ sơ Đảng viên bị hư hỏng do lũ lụt, hỏa hoạn… không thể khắc phục được, có xác nhận của cấp ủy quản lý hồ sơ Đảng viên, công an xã, phường hoặc quận, huyện nơi xảy ra lũ lụt, hỏa hoạn… thì cũng lập lại hồ sơ Đảng viên theo quy trình, thủ tục trên.

Trên đây là quy định về việc làm mất hồ sơ Đảng viên. Căn cứ vào mục đích, mức độ của hành vi, người làm mất hồ sơ có thể bị kỷ luật đến khai trừ khỏi Đảng. Vậy thời gian để xóa kỷ luật Đảng là bao lâu, độc giả có thể theo dõi tại bài viết dưới đây:

The post Làm mất hồ sơ Đảng viên có bị kỷ luật không? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/lam-mat-ho-so-dang-vien-co-bi-ky-luat-khong.html/feed 0
Điều kiện kết nạp lại với người đã bị khai trừ khỏi Đảng https://kienthucphapluat.com.vn/dieu-kien-ket-nap-lai-voi-nguoi-da-bi-khai-tru-khoi-dang-2.html https://kienthucphapluat.com.vn/dieu-kien-ket-nap-lai-voi-nguoi-da-bi-khai-tru-khoi-dang-2.html#respond Tue, 10 Aug 2021 16:24:55 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=797 Bị khai trừ khỏi Đảng, Đảng viên vẫn được kết nạp lại? Khai trừ ra khỏi Đảng là hình thức kỷ luật nặng nhất đối với Đảng viên khi có vi phạm ở mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, có trường hợp nào đã bị khai trừ, Đảng viên vẫn được kết nạp lại không? …

The post Điều kiện kết nạp lại với người đã bị khai trừ khỏi Đảng appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Bị khai trừ khỏi Đảng, Đảng viên vẫn được kết nạp lại?
Khai trừ ra khỏi Đảng là hình thức kỷ luật nặng nhất đối với Đảng viên khi có vi phạm ở mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, có trường hợp nào đã bị khai trừ, Đảng viên vẫn được kết nạp lại không?

Khi nào Đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng?

Căn cứ Điều 35 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua ngày 19/01/2011, Đảng viên vi phạm kỷ luật phải bị xử lý công minh, chính xác, kịp thời bằng các hình thức:

– Tổ chức Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;

– Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;

– Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Đồng thời, tại Quy định 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đảng viên có vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, nếu bị Tòa án tuyên phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ.

Đặc biệt, không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng với hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Trong đó, tại Quy định này, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng liệt kê 28 lĩnh vực Đảng viên vi phạm có thể bị khai trừ:

– Vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước;

– Vi phạm trong các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng; đất đai, nhà ở; hôn nhân và gia đình; chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, bạo lực gia đình; đầu tư, xây dựng; phòng, chống tham nhũng, lãng phí…

Đảng viên bị khai trừ có được kết nạp lại không?

Đảng viên bị khai trừ có được kết nạp lại không? (Ảnh minh họa)

Bị khai trừ, Đảng viên có được kết nạp lại không?

Theo Quy định 29-QĐ/TW ngày 25/7/2016, không xem xét kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do:

– Tự ý bỏ sinh hoạt Đảng;

– Làm đơn xin ra khỏi Đảng trừ lý do gia đình đặc biệt khó khăn;

– Gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng;

– Bị kết án vì tội tham nhũng hoặc về tội nghiêm trọng trở lên.

Đồng thời, để được kết nạp lại thì Đảng viên đó phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

– Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng: Từ 18 tuổi trở lên; có đạo đức và lối sống lành mạnh; Có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…

– Làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng sau ít nhất 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng. Riêng người bị án hình sự vì tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích;

– Được Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy đồng ý bằng văn bản; Cấp ủy có thẩm quyền xem xết, quyết định.

– Thực hiện đúng các thủ tục xin kết nạp lại: Người xin kết nạp phải có đơn tự nguyện xin kết nạp lại, báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ, được hai Đảng viên chính thức giới thiệu…

Riêng với trường hợp Đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, Điều 3 Quy định 05 năm 2018 nêu rõ, sẽ không xem xét kết nạp lại Đảng viên sau khi bị đưa ra khỏi Đảng lại tiếp tục vi phạm.

Như vậy, nếu không thuộc trường hợp không được xem xét kết nạp lại ở trên thì Đảng viên vẫn có thể được kết nạp lại.

The post Điều kiện kết nạp lại với người đã bị khai trừ khỏi Đảng appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/dieu-kien-ket-nap-lai-voi-nguoi-da-bi-khai-tru-khoi-dang-2.html/feed 0
Đảng viên dự bị sinh con thứ 3 vẫn bị kỷ luật? https://kienthucphapluat.com.vn/dang-vien-du-bi-sinh-con-thu-3-van-bi-ky-luat.html https://kienthucphapluat.com.vn/dang-vien-du-bi-sinh-con-thu-3-van-bi-ky-luat.html#respond Tue, 10 Aug 2021 16:22:16 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=795 Đảng viên dự bị sinh con thứ 3 vẫn bị kỷ luật? Trong một số trường hợp Đảng viên sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, nếu đối tượng sinh con thứ 3 mới chỉ là Đảng viên dự bị thì có bị kỷ luật không? Khi sinh con thứ …

The post Đảng viên dự bị sinh con thứ 3 vẫn bị kỷ luật? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Đảng viên dự bị sinh con thứ 3 vẫn bị kỷ luật?
Trong một số trường hợp Đảng viên sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, nếu đối tượng sinh con thứ 3 mới chỉ là Đảng viên dự bị thì có bị kỷ luật không?

Khi sinh con thứ 3, Đảng viên dự bị vẫn bị kỷ luật?

Điều 27 Quy định 102 nêu rõ, Đảng viên vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba trừ khi pháp luật có quy định khác thì sẽ bị kỷ luật bằng các hình thức sau:

– Khiển trách;

– Nếu tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng thì bị cảnh cáo hoặc cách chức nếu có chức vụ;

– Gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị áp dụng hình thức khai trừ khỏi Đảng.

Ngoài ra, Điều 35 Điều lệ Đảng nêu rõ, tổ chức Đảng và Đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời. Trong đó, các hình thức kỷ luật được áp dụng với từng đối tượng khác nhau, tùy vào mức mức độ, tính chất của hành vi vi phạm:

– Với tổ chức Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;

– Với Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;

– Với Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo, không đủ tư cách thì xóa tên trong danh sách Đảng viên.

Đồng thời, khoản 2 Điều 35 Quy định 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016, Ban Chấp hành Trung ương có quy định nếu Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải kỷ luật thì sẽ phải chịu một trong hai hình thức là khiển trách hoặc cảnh cáo.

Do đó, nếu trong thời kỳ dự bị 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp, Đảng viên dự bị có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì chỉ bị áp dụng 02 hình thức: Khiển trách và cảnh cáo.

Từ các quy định trên, có thể khẳng định, nếu sinh con thứ 3, Đảng viên dự bị vẫn bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, hình thức kỷ luật cao nhất được áp dụng với đối tượng này là cảnh cáo.

Đảng viên cộng sản ở VN bị cấm rất nhiều thứ - BBC News Tiếng Việt

Đảng viên dự bị sinh con thứ 3 vẫn bị kỷ luật? (Ảnh minh họa)

Bị kỷ luật, Đảng viên dự bị có được chuyển chính thức?

Điều 5 Điều lệ Đảng có quy định:

Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận Đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp. Nếu không đủ tư cách thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách Đảng viên dự bị

Do đó, hết thời gian dự bị, căn cứ vào quả trình rèn luyện, chi bộ sẽ xét công nhận Đảng viên chính thức. Nếu quần chúng nào không đủ tư cách được đứng trong hàng ngũ Đảng viên thì có thể bị xóa tên trong danh sách.

Ngoài ra, tại Điều 3 Quy định 05-QĐi/TW năm 2018, quần chúng mà vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình trong trường hợp sinh con thứ năm trở đi sẽ không được xem xét kết nạp vào Đảng.

Đồng thời, khoản 2 Điều 35 Quy định 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016, Ban Chấp hành Trung ương có quy định:

Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải kỷ luật chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận Đảng viên chính thức.

Như vậy, nếu không thuộc trường hợp sinh con thứ 5 trở lên thì khi hết thời gian dự bị, chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận Đảng viên chính thức. Khi đó, Ban thường vụ cấp ủy huyện sẽ xem xét, quyết định kết nạp vào Đảng với quần chúng vi phạm sinh con thứ 3 khi:

– Đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn của Điều lệ Đảng và yêu cầu thực tế của địa phương;

– Là người có uy tín trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư, được cấp ủy nơi công tác và nơi cư trú… đánh giá cao về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, về ý thức trách nhiệm với nhân dân;

– Có ít nhất 24 tháng phấn đấu nếu sinh con thứ 3 và 36 tháng khi sinh con thứ 4 kể từ ngày sinh con đến ngày chi bộ họp xét đề nghị kết nạp vào Đảng.

The post Đảng viên dự bị sinh con thứ 3 vẫn bị kỷ luật? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/dang-vien-du-bi-sinh-con-thu-3-van-bi-ky-luat.html/feed 0
Ly hôn, Đảng viên có bị xử lý kỷ luật không? https://kienthucphapluat.com.vn/ly-hon-dang-vien-co-bi-xu-ly-ky-luat-khong.html https://kienthucphapluat.com.vn/ly-hon-dang-vien-co-bi-xu-ly-ky-luat-khong.html#respond Tue, 10 Aug 2021 16:21:31 +0000 http://localhost/2021/kienthucphapluat.com.vn/?p=793 Ly hôn, Đảng viên có bị xử lý kỷ luật không? Đảng viên không chỉ phải tuân theo quy định của pháp luật mà còn phải thực hiện nghiêm ngặt theo Điều lệ Đảng năm 2011 và các văn bản liên quan. Vậy có khi nào Đảng viên ly hôn mà bị xử lý kỷ luật không? …

The post Ly hôn, Đảng viên có bị xử lý kỷ luật không? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
Ly hôn, Đảng viên có bị xử lý kỷ luật không?

Đảng viên không chỉ phải tuân theo quy định của pháp luật mà còn phải thực hiện nghiêm ngặt theo Điều lệ Đảng năm 2011 và các văn bản liên quan. Vậy có khi nào Đảng viên ly hôn mà bị xử lý kỷ luật không?

Tăng giảm font chữ: 

Ly hôn, Đảng viên có bị xử lý kỷ luật không?

Đảng viên không chỉ phải tuân theo quy định của pháp luật mà còn phải thực hiện nghiêm ngặt theo Điều lệ Đảng năm 2011 và các văn bản liên quan. Vậy có khi nào Đảng viên ly hôn mà bị xử lý kỷ luật không?

Đảng viên cộng sản ở VN bị cấm rất nhiều thứ - BBC News Tiếng Việt

Ly hôn là việc vợ hoặc chồng hoặc cả hai người yêu cầu Tòa án giải quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân khi mối quan hệ này lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

Theo đó, khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành định nghĩa ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Đồng thời, với riêng đối tượng Đảng viên, ngoài chịu sự điều chỉnh của Luật Hôn nhân và Gia đình thì còn phải tuân thủ theo Điều lệ Đảng và Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 về xử lý kỷ luật Đảng viên.

Cụ thể, Đảng viên nếu vi phạm những quy định về hôn nhân và gia đình có thể bị xử lý kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc khai trừ ra khỏi Đảng. Đặc biệt, Quy định này nghiêm cấm Đảng viên thực hiện việc ly hôn trái pháp luật:

– Nếu gây ra hậu quả ít nghiêm trọng thì bị xử lý bằng hình thức khiển trách;

– Nếu tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ);

– Nếu gây ra hậu quả rất nghiêm trọng thì bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

dang vien ly hon

Đảng viên ly hôn có bị xử lý kỷ luật không? (Ảnh minh họa)

Trong đó, những hành vi bị coi là ly hôn trái pháp luật được nêu rõ tại Luật Hôn nhân và Gia đình. Cụ thể:

– Ly hôn giả tạo. Biểu hiện của hành vi này là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân;

– Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn. Bởi ly hôn phải do hai bên tự nguyện quyết định và yêu cầu Tòa án giải quyết;

– Chồng yêu cầu ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

Như vậy, hiện nay không có quy định nào cấm Đảng viên không được ly hôn. Nhưng nếu Đảng viên vi phạm những quy định về ly hôn trái pháp luật đã nêu ở trên thì tùy vào từng mức độ, tính chất mà có thể bị kỷ luật bằng các hình thức từ khiển trách, cảnh cáo hay là khai trừ ra khỏi Đảng.

Không chỉ vậy, nếu Đảng viên bị đơn phương yêu cầu ly hôn khi có hành vi bạo lực gia đình với vợ hoặc chồng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia… thì sẽ bị xử lý kỷ luật vì hành vi bạo lực gia đình.

Hình thức xử lý với hành vi này được nêu tại Điều 32 Quy định 102 nêu trên. Căn cứ vào mức độ, tính chất thì Đảng viên vi phạm sẽ bị khiển trách, cảnh cáo hoặc khai trừ. Ngoài ra còn có thể bị phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

The post Ly hôn, Đảng viên có bị xử lý kỷ luật không? appeared first on Kiến Thức Phát Luật - Hệ Thống Tra Cứu Pháp Luật Việt Nam.

]]>
https://kienthucphapluat.com.vn/ly-hon-dang-vien-co-bi-xu-ly-ky-luat-khong.html/feed 0